MẸ THƯỜNG LUỐNG CUỐNG KHÔNG BIẾT XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO KHI CON BỊ HÓC DỊ VẬT?
- Đối với trẻ, dị vật đường ăn, đường thở là một tai nạn thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi.
- Dị vật đường ăn có thể gặp ở họng, thực quan, dạ dày, một là loại dị vật thường có biến chứng muộn, có thể gây tử vong nếu không điều trị, xử lý kịp thời.
- Dị vật đường thở có thể gặp ở mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. Đây là 1 tai nạn nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
- Đặc tính của dị vật: dị vật đường ăn, đường thở cho trẻ thường gặp là những dị vật nhỏ, tròn ( hạt cườm, hòm bi, hạt lạc…) hoặc trơn (hạt na, hạt hồng…). Dị vật có thể là chất hữu cơ động vật như vẩy cá, xương cá, xương gà, xương lợn, con đỉa…. Dị vật có thể là chất hữu cơ thực vật như các loại hột, hạt ( hạt lạc, hạt na, hạt ngô….) Dị vật cũng có thể là các chất vô cơ như mảnh nhựa, đồ chơi, cúc áo, đồng xu…….
A/ Nguyên nhân:
1/ Do người lớn:
Đối với trẻ em đây là tai nạn do người lớn gây ra như qua việc cho trẻ ăn thức ăn không được ninh nhừ, không gỡ hết xương, cho trẻ ăn không bỏ hết hạt, hoặc cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, đang ho, đang ngủ gật, đang cười đùa, cho trẻ vừa nằm vừa ăn, thậm chí đánh mắng khi trẻ đang ăn, ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn, có khi bịt mũi, bóp miệng bắt trẻ nuốt hay cho trẻ uống thuốc cả viên.Trong quá trình cho trẻ chơi, đồ chơi của trẻ quá nhỏ mà người lớn và giáo viên mầm non không bao quát.
Hoặc cho trẻ ngủ ở dưới nền nhà bị những con vật sống như các loại côn trùng, con quấn chiếu…. bò vào mũi , tai trẻ.
Ở một số vùng núi hay cho trẻ tắm sông tắm suối hay có các con đỉa dễ chui vào mũi gây dị vật đường thở.
2/ Do trẻ:
Trẻ em, nhất là trẻ tuổi mầm non còn hạn chế về nhận thức và hiểu biết. Mặt khác, phản xạ đóng mở thanh môn của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ càng dễ bị dị vật.
Dị vật đường ăn, đường thở hay gặp ở những trẻ có thói quen ngậm đồ chơi, ngậm thức ăn hoặc vừa ăn vừa nô đùa.
B/ Triệu chứng:
1/ Dị vật đường ăn:
- Nếu trẻ đang ăn thì ngừng ăn. Trẻ sợ hãi, lo lắng và khóc. Trẻ nuốt rất đau phải bỏ dở bữa ăn. Trẻ cố nuốt vào hoặc cố khạc ra, dãi chảy nhiều. Sau đó không nuốt cũng đau và đau ngày càng tăng lên, tăng tiết nhiều dịch dãi.
- Nếu dị vật là chất hữu cơ ( các loại xương ) mà không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng ở giai đoạn sau.
- Nếu dị vật là chất vô cơ thì ít gây nhiễm trùng hơn.
- Dị vật có thể mắc lại ở thực quản ( xương ) hoặc có thể xuống dạ dày, ruột, đâm vào thành ruột gây thủng ruột. Cũng có thể dị vật theo phân ra ngoài. Dị vật có thể cắm vào các mạch máu lớn gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ.
2/ Dị vật đường thở:
*Dị vật ở mũi:
- Trong quá trình chơi đùa, trẻ có thể nhét các loại hạt, khuy áo, mảnh nhựa đồ chơi vào mũi và gây nên dị vật. Loại dị vật này thường phát hiện muộn vì trẻ sợ không dám nói. Những trường hợp phát hiện sớm do có thể trẻ tự nói hoặc bạn bè của trẻ mách lại
- Triệu chứng: Trẻ tắc mũi bên và dấu hiệu này khiến trẻ phải đi khám. Nếu để lâu có thể có chảy mũi đặc, thối.
*Dị vật ở thanh khí, phế quản:
- Khi dị vật vào thanh quản gây ra hội chứng điển hình gọi là hội chứng xâm nhập. Đó là những con ho dữ dội cùng với khó thở thanh quản ( khó thở vào, nhịp thở chậm, có tiếng rít ) co kéo cơ hô hấp, tím tái, vả mồ hôi. Toàn thân trẻ vật vã, có khi đái dầm, ỉa đùn. Trẻ có thể chết do tắc đường thở không kịp đưa đến bệnh viện. Dị vật được tống ra ngoài, sau 10 đến 15 phút trẻ dần trở lại bình thường.
- Thông thường dị vật ở thanh quản thường nhỏ, sần sùi, sắc nhọn ( như xương cá, vẩy cá, râu tôm ) biểu hiện sau hội chứng xâm nhập vẫn còn khó thở ở thanh quản. Trẻ khản tiếng hoặc mất tiếng, ho như tiếng chó sủa
- Những dị vật nhỏ, tròn, nhẵn nhụi, trơn có thể lăn tiếp xuống khí quản, phế quản. Ở nước ta, loại dị vật này thường gặp là các hạt của các loại quả như hạt lạt, hạt ngô, hạt na… Phế quản bên phải hay gặp hơn phế quản bên trái và dị vật thường cố định. Sau hội chứng xâm nhập, trẻ hoàn toàn trở lại bình thường và dị vật đã nằm yên ở phế quản. Các triệu chứng cũng tạm thời bình thường cho đến khi có triệu chứng nhiễm khuẩn ( viêm phế quản )
- Dị vật là chất hữu cơ thì quá trình viêm nhiễm xảy ra nhanh hơn.
C/ Xử lý và chăm sóc:
Dị vật đường ăn, đường thở là một tai nạn nguy hiểm. Do vậy càng phải nhanh chóng đưa dị vật ra khỏi cơ thể.
Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng để gắp dị vật. Không cho trẻ cố nuốt vào hoặc cố khạc ra vì nó có thể làm cho dị vật cắm sâu vào them hoặc rách thực quản. Nếu dị vật rơi xuống dạ dày, ruột phải đưa trẻ tới bệnh viện chụp film và theo dõi tại bệnh viện.
- Dị vật là chất lỏng hoặc nửa lỏng nửa đặc ( sặc sữa, sặc bột, sặc cháo hay nước )
- Nếu trẻ đang ăn, uống thì ngừng ngay việc cho ăn uống
- Trẻ dưới 6 tháng, người cứu nạn ngồi ghế, dùi dốc về phía đầu gối, 1 tay để dọc lên đùi. Đặt trẻ nằm dọc trên cánh tay, đầu thấp, vai và cằm của trẻ được đỡ bởi 1 bàn tay ( trẻ nằm sấp ). Bàn tay kia vỗ đủ mạnh vào lưng để trẻ tống các chất sặc ra ngoài. Sau đó dùng khan ẩm sạch lau sạch mũi, miệng cho trẻ. Nếu trẻ ngừng thở phải làm hô hấp nhân tạo. Nếu có ngừng tim thì phải bóp tim ngoài lồng ngực cho trẻ rồi chuyển đến bệnh viện.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi -> 6 tuổi: người cứu nạn ngồi trên ghế, đùi dốc về phía đầu gối, đặt trẻ nằm sấp trên đùi mình, đầu thấp xuôi về phía đầu gối, 2 chân trẻ quắp ở 2 bên đùi ( nằm như cưỡi trên đùi ). Dùng bàn tay vỗ vào lung trẻ, vùng giữa 2 xương bả vai và phía dưới xương bả vai để tống dị vật trong đường thở ra ngoài. Dùng khăn ấm sạch lau sạch mũi, miệng cho trẻ. Nếu trẻ ngừng thở phải hô hấp nhân tạo. Nếu trẻ ngừng tim, phải xoa bóp tim bên ngoài lồng ngực sau đó đưa đến bệnh viện
- Dị vật ở mũi: đưa trẻ tới bệnh viện ( khoa tai mũi họng ) để gắp dị vật
- Dị vật ở họng phía trên thanh quản: cấp cứu
- Trẻ bé:
Đặt trẻ nằm sấp trên đùi, đầu thấp(giống tư thế dị vật là chất lỏng ) 1 tay vỗ mạnh vào vùng lưng phía dưới 2 xương bả vai, 1 tay ấn mạnh vào bụng hoặc ép ngực để tạo áp lực đẩy dị vật ra miệng trẻ, sau đó nhẹ nhàng luồn tay lấy dị vật ra
- Đối với trẻ mẫu giáo:
Người cứu nạn đứng sau lung trẻ, luồn 2 tay vào phía bụng trẻ. Nửa thân trẻ của trẻ gập về phía trước, đầu thấp, thân người như vắt trên 2 tay khóa vào nhau ( đan mười ngón tay vào nhau ) của người cứu nạn. 2 tay người cứu nạn khóa vào nhau, nắm lại và đột ngột ấn vào bụng trẻ ở vùng thượng vị theo chiều từ dưới lên ( từ phía trên rốn vượt mạnh về phía mũi xương ức của trẻ ) từ trước ra sau, tạo nên 1 lực đẩy làm tăng đột ngột áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu làm 1 vài lần mà dị vật không bật ra, phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế cấp cứu. Trên đường vận chuyển đến bệnh viện tránh để trẻ giẫy giụa, nếu trẻ khó thở phải hô hấp nhân tạo.
- Phương pháp thổi miệng – miệng:
- Trẻ nằm ngửa trên nền cứng, người thổi ngạt ngồi bên cạnh, một tay đặt vào trán đẩy đầu bé ngửa tối đa ra sau, một tay nâng cằm đẩy cằm về phía trước cho lưỡi khỏi tụt về phía sau và làm cho đầu trẻ ngửa tối đa ra phía sau trong khi thổi ngạt.
- Người thổi ngạt hít một hơi thật sau để lấy nhiều không khí vào phổi rồi thổi vào miệng trẻ( khi thổi để miệng trẻ mở ro đồng thời dùng 2 ngón tay bóp 2 cánh mũi) phải thổi thật mạnh, thổi tối đa tất cả không khí có trong lồng ngực của mình có thể thổi ra.
- Người thổi ngạt tiếp tục các động tác lấy hơi thỏi ngạt với tốc độ 30 lần/phút cho tơiqs khi trẻ thở được.
- Trong trường hợp không sờ thấy mạch cổ hoặc mạch bẹn đập phải kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay.
- Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực:
- Trẻ vẫn nằm trên nền cứng:
- Với trẻ nhỏ: luồn 1 tay xuống dưới vai và nắm lấy phần trên cánh tay của trẻ. Tay kia dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào vùng tim (xương sườn thứ 3 trên đường ngực trái) rồi lại thả ra. Sau đó lại tiếp tục ấn mạnh với nhịp độ 2 lần/giây.
- Với trẻ lớn: Đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, dùng gót bàn tay ấn mạnh vào vùng tim rồi lại thả ra với nhịp độ 3 lần/2 giây. Phối hợp với hôp hấp nhân tạo cứ 5 lần bóp tim - 1 lần thổi ngạt. Khi tim bắt đầu đập thì ngừng bóp tim và nhanh chóng chuyển bé đến bệnh viện.
D/ Phòng tránh dị vật:
- Cần phải tuyên truyền cho mọi người trong cộng đồng, nhất là các bà mẹ về sự nguy hiểm của dị vật trong đường ăn, đường thở. Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải gỡ hết xương, xay nhỏ. Cho trẻ ăn các loại quả phải bỏ hết hạt. Nhắc trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không được nuốt vội vàng. Không cho trẻ ăn miếng quá to, không cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, đang ho, đang ngủ gật hoặc đang cười đùa. Không cho trẻ vừa nằm vừa ăn. Không bịt mũi, bóp miệng bắt trẻ nuốt. Không vì vội mà ép trẻ ăn vì làm trẻ dễ sặc.
- Với những trẻ hay khóc hoặc hay nôn chớ khi ăn phải cho ăn miếng nhỏ, cho ăn từ từ. Vừa cho ăn vừa theo dõi và không đưa sâu thìa vào họng trẻ.
- Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thức ăn dễ gây hóc không nên hốt hoảng, la hét, mắng trẻ vì như vậy trẻ dễ sợ hãi, dễ gây hóc
- Khi cho trẻ uống thuốc, nhất là trẻ nhỏ không nên cho uống cả viên, phải nghiễn nhỏ trong nước.
- Khi chơi, không trẻ chơi những đồ chơi quá nhỏ. Không nên cho trẻ thói quen đưa đồ chơi vào miệng ngậm.
- Giáo viên mầm non cần phải luôn bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi. Không cho trẻ nằm dưới sàn nhà, tránh số con vật nhỏ chui vào mũi – tai trẻ.
Mầm non Tân Thời Đại