TRẺ NGÀY CÀNG THÔNG MINH TRONG MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Bạn có biết, trẻ có khả năng tiếp nhận thông tin từ lời nói của cha mẹ ngay từ những tháng đầu đời?

 

Theo các nghiên cứu khoa học, độ tuổi từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn chuyên sâu nhất để trẻ đạt được kĩ năng nói và ngôn ngữ bởi lúc này, bộ não trẻ đang dần phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, kĩ năng nói và ngôn ngữ lại được phát huy hiệu quả nhất trong một môi trường giàu âm thanh, hình ảnh của cuộc sống và tiếp xúc với lời nói, ngôn ngữ của những người xung quanh. Hơn thế, bộ não ở giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi lại có khả năng hấp thụ ngôn ngữ tốt nhất, do đó nếu bỏ lỡ mất giai đoạn này, khả năng học ngôn ngữ, đọc, viết của trẻ sau này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện trong giao tiếp, mà còn là phương tiện để kích hoạt tư duy não bộ. Thông qua ngôn ngữ, chúng ta có thể đánh giá được khả năng tư duy, nhận thức của trẻ với các vấn đề trong cuộc sống xung quanh.

 

 

Trong những năm gần đây, các bậc phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn về chăm sóc sức khoẻ và phát triển thể chất; song một bộ phận phụ huynh chưa thật sự chú trọng phát triển ngôn ngữ - tư duy cho trẻ. Nhiều phụ huynh bị hút vào công việc và sự phát triển bản thân mà quên đi vai trò dẫn dắt, hỗ trợ con phát triển, thậm chí phó mặc con cho ông/ bà hay người giúp việc, hoặc lạm dụng các thiết bị công nghê, điện tử khi chăm sóc trẻ, khiến cho trẻ mất đi cơ hội giao tiếp, mất đi cơ hội được phát triển trong cộng đồng của mình.

Và không ít phụ huynh dù nhận thức được tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhưng lại chưa biết cách.

Theo một số thống kê, tỉ lệ trẻ mắc các chứng rối loạn ngôn ngữ và chậm phát triển ngôn ngữ ngày một tăng cao, nhất là giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tuổi và không ít trường hợp là ở những gia đình có điều kiện kinh tế vững vàng.

 

(Góc Thư Viện Mở là nơi phụ huynh và các bé rất thích ngồi lại sau giờ tan lớp)

 

Nhận biết được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự hình thành, phát triển của trẻ, Mầm non Tân Thời Đại, cùng sự giúp đỡ từ TS. Chu Thị Hồng Nhung – Trường phòng nghiên cứu GD Mầm non Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đã xây dựng nên khung chương trình “Chăm sóc & Giáo dục trẻ 12-18 tháng” và các lứa tuổi từ 18 tháng – 6 tuổi, phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, bảo đảm môi trường tương tác để trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ, và phát triển ngôn ngữ như một đường dẫn không tách rời với các lĩnh vực phát triển khác. 

 

 

Các hoạt động phát huy khả năng ngôn ngữ có thể kể đến như:

  • Rèn luyện kĩ năng nghe: bé được nghe các giọng nói với sắc thái biểu đạt khác nhau để hình thành cảm nhận xúc cảm trong lời nói. Nghe các từ chỉ tên gọi, đồ vật, sự việc quen thuộc để nhận biết thế giới xung quanh. Bé được nghe các câu nói giao tiếp đơn giản trong đời sống hàng ngày sẽ phát triển khả năng hiểu và thực hiện yêu cầu bằng lời nói ở những tháng tuổi tiếp theo. Ngoài ra, các cô giáo sẽ cho bé nghe các bài hát, đồng dao, ca dao phù hợp lứa tuổi; việc kết hợp ngôn ngữ và giai điệu sẽ khiến bé hứng thú và dễ tiếp nhận thông tin hơn.

  • Rèn luyện khả năng nói:phát âm các âm khác nhau giúp bé làm quen với âm tiết và có thể bập bẹ bắt chước theo người lớn cho tới gọi được tên các sự vật gần gũi. Trẻ được luyện nói các từ đơn giản và dần dần học cách trả lời và đặt câu hỏi ngắn. Trong thời gian đầu, trẻ có thể biểu đạt mong muốn bằng cử chỉ, điệu bộ; vào những tháng tiếp theo, trẻ có khả năng dùng câu đơn giản để nói lên mong muốn của bản thân.

  • Phát triển vốn từ mỗi ngày qua hoạt động với sách, truyện. Bé được xem tranh, chỉ tranh, nghe các cô giáo đọc truyện và chuyện trò theo chủ đề.

 

Mầm non Tân Thời Đại ngoài đầu tư về chương trình giáo dục mà còn đầu tư về hệ thống thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ theo từng tháng tuổi của trẻ như: hệ thống sách truyện phù hợp lứa tuổi 12 – 18 tháng và các lứa tuổi lớn hơn đến 6 tuổi: truyện tranh khổ lớn Big Book, truyện tranh khổ nhỏ, sách vải, hệ thống các chữ cái… Vấn đề song ngữ được đặc biệt coi trọng ở mầm non Tân Thời Đại, không chỉ trong giờ tiếng Anh mà trong tất cả các hoạt động thể chất, hoạt động và trò chơi Toán học, hoạt động và trò chơi thuộc chương trình “Nhà du hành vũ trụ”. Ở mọi nơi, mọi chỗ, từ biển lớp đến biển hiệu, từ góc chơi đến hành lang và sảnh thể chất… trẻ đều được tiếp xúc với các hình ảnh ngôn ngữ, song ngữ. Trong mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục, trẻ đều được khích lệ để nói ra suy nghĩ, tình cảm, sở thích và mong muốn kết nối, tương tác với bạn bè, thầy cô.

 

 

----------

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN TẠI: http://bit.ly/tuyensinhTTĐ

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
🌟 TRƯỜNG MẦM NON TÂN THỜI ĐẠI - Tay trong tay phát triển tài năng Việt
* Địa chỉ:

🔹 Cơ sở 1: LK 6-13, KĐT Tân Tây Đô, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội
🔹 Cơ sở 2: Tầng 2, tòa CT3, Chung cư Eco Green City, 286 Nguyễn Xiển, Hà Nội
Hotline: 0943.59.5599 (Nguyễn Xiển) | 0968.07.5599 (Tân Tây Đô)

Tin liên quan
✈️ HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH SAFE LÊN ĐƯỜNG SANG PHẦN LAN - KHỞI ĐỘNG HÀNH TRÌNH DU HỌC! 🇫🇮
Tối ngày 11/03/2025, tại hai đầu cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhóm học sinh Tân Thời Đại khóa 2025 đã chính thức lên đường sang Phần Lan để học tiếng Phần trực tiếp theo lộ trình SAFE.
PHẦN LAN CÓ AN TOÀN ĐỂ DU HỌC TỪ BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?
HỘI THẢO ONLINE ĐẶC BIỆT DÀNH CHO PHỤ HUYNH & HỌC SINH QUAN TÂM ĐẾN DU HỌC PHẦN LAN!
CẠNH TRANH KHỐC LIỆT ĐỂ THI VÀO 10, CÒN GIẢI PHÁP NÀO KHÁC?
Thời gian qua, báo chí đưa tin dự kiến năm nay sẽ có hàng chục nghìn học sinh Hà Nội sẽ trượt lớp 10 công lập, như vậy, nếu tính cả các thành phố lớn khác của Việt Nam thì con số này sẽ là hàng trăm ngìn. Vậy còn giải pháp nào khác?
LỘ TRÌNH TỐI ƯU CHO HỌC SINH DU HỌC BẬC THPT PHẦN LAN SỚM TỪ LỚP 7
Điều kiện để học sinh tham gia chương trình Du học Phần Lan bậc THPT là học sinh cần tốt nghiệp bậc THCS, tuy nhiên, để trang bị trình độ tiếng Phần tốt, tương đương B1.1, các em học sinh nên được tham gia sớm từ khi còn học lớp 7-8, thậm chí lớp 6 nếu được.
ĐIỂM LẠI NHỮNG HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC TÂN THỜI ĐẠI NĂM 2024
Năm 2024 là một năm đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, khẳng định tầm nhìn, khát vọng tiên phong đổi mới giáo dục Việt Nam, hội nhập quốc tế. Theo đó, với hàng loạt các hoạt động, sự kiện xoay quanh trọng tâm nâng cao chất lượng giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, mở rộng cơ hội học tập trong cộng đồng giáo dục quốc. Cùng điểm lại những sự kiện, hoạt động nổi bật của Hệ thống trong năm 2024.
TRƯỞNG VP GIÁO DỤC TÂN THỜI ĐẠI TẠI PHẦN LAN NHẬN BẰNG KHEN CỦA ỦY BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bà Tracy Nguyễn – Trưởng Văn phòng Giáo dục Tân Thời Đại tại Phần Lan vừa vinh dự góp mặt trong Chương trình Xuân Quê hương 2025 và đại diện cho Hội Trí thức Việt Nam tại Phần Lan nhận bằng khen của Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.