THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CÁC QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ PP GD PHẦN LAN TẠI GDMN TÂN THỜI ĐẠI

Theo báo cáo xếp hạng chỉ số hạnh phúc do Liên Hợp Quốc thực hiện đánh giá 156 quốc gia, trong nhiều năm liên tiếp, Phần Lan luôn đứng trong top 10 và hai năm liên tiếp 2018, 2019, Phần Lan đã vượt lên, trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Tiến sĩ kinh tế học Pasi Sahlberg, tác giả nổi tiếng của bộ sách Bài Học Phần Lan cho rằng: “Thật khó để tách rời hệ thống giáo dục Phần Lan ra khỏi chính sách xã hội và môi trường Phần Lan”. Sự thành công của Phần Lan hôm nay là bởi Phần Lan có nền giáo dục hiện đại với nền tảng triết lý giáo dục hiện đại thể hiện ở hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục; về đội ngũ giáo viên và mối quan hệ tay trong tay giữa giáo viên với phụ huynh trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ. 

Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đem đến cho Quý Phụ huynh cái nhìn toàn cảnh về phương pháp Giáo dục Phần Lan và việc hiện thực hóa phương pháp giáo dục Phần Lan tại Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại qua chuỗi bài viết đến từ TS. Đào Thị Bình – Cố vấn chuyên môn hệ thống và ThS. Olli Kamunen - chuyên gia GD sớm – GDMN đến từ Phần Lan (người trực tiếp đào tạo và tham gia thực hành PPGD Phần Lan trên Chương trình GDMN QG tại Việt Nam; Giám đốc chuyên môn Trường Tiểu học Tân Thời Đại và Trường Mầm non Tân Thời Đại – Fun Academy (TTĐ- FAK) từ năm học 2020 – 2021). 
 

Hệ thống GD Tân Thời Đại và Mầm non Tân Thời Đại là cơ sở đầu tiên thực hành PPGD Phần Lan trên CT GDMN quốc gia ở Việt Nam và tại Hà Nội. Hệ thống GD TTĐ có chiến lược phát triển giáo dục ở vùng đất mới thuộc vành đai 3, 4 của Thủ đô Hà Nội với các cấp học từ MN đến TH, THCS và THPT, đảm bảo sự phát triển đồng đều và trên quan điểm, nguyên tắc, PP thống nhất từ mầm non đến hết phổ thông.  Năm học 2018 – 2019, tại Hà Nội, hệ thống có 3 cơ sở mầm non tại Khu đô thị Eco Green Nguyễn Xiển, Khu đô thị mới Tân Tây Đô Đan Phượng và 269 Phúc Diễn Nam Từ Liêm. Phần nghiên cứu thực hành, áp dụng triển khai được thực hiện trên 40 giáo viên và hơn 100 học sinh mầm non đầu tiên của hệ thống.

1.    Qui trình chăm sóc – Qui trình yêu thương
Qui trình này lấy nguyên tắc an toàn cho trẻ là trên hết. Mỗi giáo viên, nhân viên tham gia vào quá trình chăm sóc trẻ, tại tất cả các vị trí từ trong lớp học (giáo viên), ngoài hành lang hay các khu vực sinh hoạt chung (nhân viên văn phòng, bảo vệ, tạp vụ) đều được quán triệt về nguyên tắc An toàn và Vui vẻ. An toàn về mọi phương diện từ thiết kế trường học, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi, hệ thống khí tươi, thiết bị vệ sinh đến các nội dung chăm sóc giáo dục cụ thể.Trên cơ sở nguyên tắc về sự an toàn, nhà trường thiết kế các qui trình cụ thể để trẻ được vui vẻ, thoải mái nhất: (1) Qui trình đón trẻ mới nhập học; (2) Qui trình chăm sóc bữa ăn; (3) Qui trình tổ chức giấc ngủ; (4) Qui trình vệ sinh cá nhân; (5) Qui trình trẻ trở về với gia đình.

 

- Điểm nhấn của qui trình đón trẻ mới là tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi xa vòng tay cha mẹ đến với nhà trường, với thầy cô và bạn bè. Một đứa trẻ sẽ được làm quen với nhà trường và giáo viên của lớp mà đứa trẻ sẽ nhập học. Các GV được tập huấn kĩ để biết rõ phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn (dựa trên tâm sinh lý của trẻ) như thế nào? Phải kiên nhẫn và tìm ra cách giúp trẻ cảm thấy an toàn, tin tưởng trong vòng tay cô giáo như thế nào? Chẳng hạn, việc trẻ được làm quen với cô giáo của lớp và duy trì điều này không thay đổi trong suốt quá trình nhập học của trẻ; việc giúp trẻ hòa đồng và tiến tới thân quen với các cô giáo khác trong lớp, trong trường và với các bạn cùng học được thực hiện qua các hoạt động tập trung, hoạt động kết nối.v.v.
- Điểm nhấn của qui trình ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân là cảm giác tự nhiên thoải mái.
- Điểm nhấn của qui trình trẻ trở về với gia đình là cảm giác sự vui vẻ, hạnh phúcvà điều quan trọng nữa là sự vui vẻ của trẻ này không gây nên sự buồn bã hay tủi thân cho trẻ khác. 
Việc hoàn thiện các qui trình và áp dụng linh hoạt qui trình đều trên nguyên tắc giúp trẻ vui vẻ, tin tưởng. Tạo cho trẻ môi trường vui chơi học tập, mỗi qui trình sẽ được cụ thể hóa thành bài hát/bài thơ/bài văn vần nhỏ để trẻ thực hiện qui trình trong âm nhạc và sự vui tươi, nhí nhảnh.
Tất cả GV, NV đều hiểu rõ vì sao không ép buộc trẻ: không ép ăn, không ép ngủ, không ép đi vệ sinh hoặc nhịn vệ sinh, không ép chơi, .... Đó là vì trẻ được làm điều mình thích, học điều mình thấy hứng thú, học trong khi chơi, vui vẻ, hạnh phúc.  
2. Qui trình tổ chức hoạt động giáo dục – Qui trình từ đứa trẻ và vì sự phát triển của trẻ
- Hoạt động giáo dục được thiết kế theo PPGD mới, giáo dục dựa trên hiện tượng với nguyên tắc không bỏ qua một hiện tượng nào và dựa trên sự thích thú của trẻ, có tính đến sự phù hợp với môi trường giáo dục Việt Nam. 
Với nhân vật biểu tượng là các Phi hành gia, mỗi đứa trẻ được giáo dục cách quản lý bản thân như một Phi hành gia để trở thành Phi hành gia tương lai.Và Phương pháp Phenomenon – based learning (học tập dựa trên hiện tượng); Fun learning (học vui vẻ); All day learning (học cả ngày theo một mạch kiến thức và mạch cảm xúc); Learn through Playing (học tập thông qua tổ chức hoạt động chơi; Project – based learning (học tập theo dự án) là các PP dẫn dắt hoạt động mỗi ngày.
Chẳng hạn, trẻ sẽ được bắt đầu từ những khám phá về vũ trụ, tìm hiểu về các Nhà du hành vũ trụ, từ đó trẻ hứng thú muốn được như các Nhà du hành vũ trụ: có sức khỏe phi thường; có hiểu biết sâu rộng và trí tuệ thông minh; có niềm đam mê và tài năng về khoa học kĩ thuật, về nghệ thuật; có khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ nền tảng – ngôn ngữ chung của tất cả các Phi hành gia.... Tất cả những điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khơi dạy niềm đam mê sự ham muốn học hỏi, sáng tạo ở trẻ (để trở thành các PHG). Sự trưởng thành của Phi hành gia là trục chính trong chương trình phát triển trẻ mầm non TTĐ, hết chủ đề này đến chủ đề khác; hết lớp này đến lớp khác; từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác. Các vấn đề về liên thông ngang, liên thông dọc, tích hợp trong dạy học đều được tính toán và diễn ra trong quá trình trưởng thành của Phi hành gia.


Có thể tóm tắt qui trình tổ chức hoạt động GD– qui trình từ trẻ và vì sự phát triển trẻ cho trẻ theo ba bước:
Bước 1. Khơi dậy sự Hứng thú
Bước 2. Tìm hiểu, Khám phá& Rèn luyện trong niềm Đam mê
Bước 3. Hợp tác, kết nối để tạo ra kết quả mới/sản phẩm mới
Theo quan điểm “mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống”; và theo PP giáo dục Phần Lan đưa ra hai PPGD mới: học tập dựa trên hiện tượng và học tập cả ngày khi vui chơi. 
Theo PP học tập theo hiện tượng, nhân vật biểu tượng có khi biến hình vào các nhân vật trẻ yêu thích nhưng qui trình và mục tiêu giáo dục là không thay đổi. Chẳng hạn, khi một nhóm trẻ chọn Công chúa Elsa, giáo viên có thể tổ chức hoạt động giáo dục: Công chúa Elsa nói tiếng Anh hay như thế nào? Chúng ta cùng công chúa Elsa khám phá sắc màu cầu vồng của sữa...Tương tự như thế, có thể là Siêu nhân hay Người Nhện hay Nobita, Su ka hay Cô Tấm, Hoàng tử...Những hiện tượng cụ thể xuất hiện trong thực tế về tự nhiên, xã hội, về quan hệ bạn bè trong lớp... (giống như những tình huống sư phạm) cũng có thể là gợi ý để giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục. 
Nhờ áp dụng cách tổ chức hoạt động như vậy nên trẻ không có cảm giác đến giờ phải học; trẻ chơi trong sự dẫn dắt, định hướng của thầy cô từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ kĩ năng này đến kĩ năng khác, cảm xúc, suy nghĩ, vận động, chia sẻ và cứ thế,trẻ tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự nhiên, lặp đi lặp lại để hình thành những năng lực mà mục tiêu giáo dục đề ra.
Theo PP học tập cả ngày và học khi vui chơi (All day learning và learn through playing), cho phép phát huy thế mạnh của PP dạy học tích hợp, không phân chia thành các tiết học (mỗi tiết học một lĩnh vực) mà mỗi ngày sẽ có hoạt động chính làm trục chính dẫn dắt các hoạt động khác. Đây là cách giữ cho trẻ mạch cảm xúc, mạch kiến thức (Flow) trong cả ngày (All day). Trẻ không bị xao nhãng, ngắt quãng khi chuyển từ môn học này qua môn học khác. PP này giúp trẻ học tự nhiên, học mà không cần biết là mình đang học. Việc của thầy cô là dẫn dắt và điều phối để hài hòa các hoạt động động & tĩnh; kiến thức &kĩ năng để đạt được mục tiêu bài học.

Ví dụ:
Ví dụ 1: Theo kế hoạch giáo dục lớp MGN (4-5 tuổi) trong tháng 12, tuần 3 chủ đề: Những con vật sống dưới đại dương, ngày thứ 3 với hoạt động chính là HĐ Tạo hình: In hình con cá bằng bàn tay. 
Theo phương pháp học tập cả ngày và học khi vui chơi, GV sẽ tiến hành hoạt động như sau: 
Bước 1: Khơi dậy hứng thú: Giáo viên khơi ngợi giúp trẻ nhớ lại chủ đề tuần: Những con vật sống dưới đại dương. Trẻ kể tên về những con vật sống dưới đại dương mà trẻ biết.
Bước 2. Tìm hiểu, Khám phá & Rèn luyện trong niềm Đam mê
- Giáo viên cho trẻ xem 1 đoạn video ngắn về các loài vật sống dưới đại dương bao la: Các loài cá, bạch tuộc, san hô… và hỏi trẻ về các loài động vật sống dưới đại dương.
- Tổ chức cho trẻ hoạt động thăm quan đại dương trên nền nhạc bài hát: Cá vàng bơi và tưởng tượng xung quanh trẻ là những con vật sống dưới đại dương đang bơi lội tung tăng.
- Chuyến thăm quan kết thúc, trẻ nhắm mắt và suy nghĩ trong tĩnh lặng những con vật sống dưới đại dương mà trẻ vừa tưởng tượng ra và chia sẻ với mọi người về những điều đó.
Bước 3. Hợp tác, kết nối để tạo ra kết quả mới/sản phẩm mới. 
- Giáo viên giới thiệu về những đĩa màu nước bằng Tiếng Anh theo mẫu câu: What colour is this? This is blue/ yellow/ red… 
- Hỏi trẻ về sở thích màu sắc và kết nói group những người bạn cùng sở thích. Đếm tổng số những người bạn cùng sở thích trong nhóm bằng tiếng anh.
- Giáo viên giới thiệu về đại dương bao được tọ thành từ bìa A0, nhiệm vụ của các thành viên là in con cá hình bàn tay theo những màu sắc yêu thích mà các con lựa chọn. Vẽ trang trí và hoàn thành bức tranh khổ lớn về đại dương bao la.
- Trẻ chia sẻ với nhau về những cảm nhận sau hoạt động, cùng nhau trưng bày sản phẩm và vệ sinh, rửa tay.
Và cả ngày hôm đó, chủ đề Khám phá đại dương sẽ diễn ra trong suốt những hoạt động tiếp theo: (1) Cùng khám phá về đại dương bao la qua hoạt động ngoài trời với thấu kính ảo Những trò chơi vận động mô phỏng sự di chuyển của các con vật sống dưới đại dương; (2) Cùng nhau tham gia hoạt động vui chơi với những group nhỏ những người bạn chung sở thích: Vẽ về đại dương, đọc sách tìm hiểu về các loài động vật sống dưới đại dương hay thiết kế, xây dựng mô hình đại dương thu nhỏ…(3) Những câu chuyện về đại dương được kể lại trước khi trẻ đi ngủ. Tiếp nối chủ đề đại dương vào hoạt động chiều, trẻ được thoả sức thể hiện khả năng ngôn ngữ bằng việc tiếp nhận tên gọi một số các loài động vật sống dưới đại dương bằng ngôn ngữ Anh; (4) Những ý tưởng mới, những sáng tạo tiếp tục được thực hiện trọng hoạt động vui chơi tự chọn theo các góc; (5) Những câu chuyện về đại dương, câu chuyện về các bạn và group những người bạn chung sở thích sẽ được trẻ chia sẻ với nhau và chia sẻ với cha mẹ trong mỗi chiều về.v.v. Hành trình cứ nối dài như thế tùy thuộc vào khả năng phát triển và sự hứng thú của trẻ.
Hoạt động được tổ chức theo hình thức trò chơi, diễn ra trong cả ngày (All day learning) với sự luân chuyển hoạt động giữa các nhóm. Trẻ chỉ nghĩ mình chơi và chơi, nhưng sau một ngày GV có thể dạy cho trẻ nhiều kiến thức (tự nhiên xã hội, toán, ngôn ngữ, mĩ thuật, vận động, cảm xúc xã hội) và giúp trẻ hình thành, phát triển khá đầy đủ các kĩ năng (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, giao tiếp, cảm thụ âm nhạc, cảm thụ thẩm mĩ qua tranh, làm việc nhóm...).
Ví dụ 2: Qui trình tổ chức hoạt động Kích hoạt phát triển tư duy toán cho trẻ 4,5 tuổi dựa trên PPGD Phần Lan 
    07nguyên tắc GDPL được tích hợp thành 05 nguyên tắc cơ bản khi tổ chức hoạt động này là:
(1) Trẻ được thỏa sức tìm hiểu, khám phá toán học từ những khái niệm nhỏ nhất - những điều chúng cảm thấy thích thú;
(2) Trẻ được phép sai;  
(3) Trẻ được trải nghiệm để thử thách, rèn luyện tính kiên nhẫn;
(4) Trẻ được khơi dậy sự say mê, niềm yêu thích thay vì chỉ được kiến thức đơn thuẩn;
(5) Người lớn đồng hành với trẻ như một người bạn thay vì đóng vai cô giáo hay cha mẹ để giảng giải, trau dồi kiến thức; 
Nội dung hoạt động được thiết kế dưới hình thức các trò chơi, hoạt động nhóm, vận động, tư duy…để từ đó khơi gợi cho trẻ sự hứng thú với Toán; cho trẻ bước đầu được tiếp cận với các khái niệm toán học, kích thích tư duy toán học ngay từ lứa tuổi mầm non, một cách tự nhiên, và trẻ không cần biết là mình đang học toán.
Về phương pháp, hoạt động Kích hoạt, phát triển tư duy toán học cho trẻ xác định loại bỏ các phương pháp lối mòn, học thuộc lòng sáo rỗng mà bắt tay vào bồi dưỡng, khơi gợi đam mê cho trẻ với qui trình 3 bước.
Bước 1. CẢM XÚC: mang đến cho trẻ một cảm xúc đặc biệt khi làm quen với toán học. Trẻ được tiếp cận với mọi khía cạnh của toán học ở các chủ đề Số học, Tổ hợp, Hình học, Logic, Thống kê… ở dạng thức đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với đời sống. Bài học mang đến cho trẻ sự tò mò, mong muốn được khám phá, tìm hiểu. Toán học không phải chỉ là những con số mà là cả một bức tranh đầy màu sắc.
Bước 2. TẬP TRUNG: Ở giai đoạn sau khi trẻ đã cảm thấy hứng thú, giáo viên sẽ chuyển sang giai đoạn nâng cao sự tập trung, chú ý cho trẻ, rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tư duy sâu và suy nghĩ về hoạt động Toán. Hoạt động Toán được thiết kế có hệ thống, nhất quán về kiến thức. Trẻ thông qua hoạt động chơi sẽ tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng Toán trong sự tập trung của cảm xúc để phát huy trí tuệ.
Bước 3. SAY MÊ: Say mê là động lực giúp trẻ vượt qua mọi chướng ngại vật. Mong muốn khám phá của trẻ phải đủ lớn để trẻ kiên trì tìm tòi. Giáo viên chính là người truyển cảm hứng, giúp trẻ say mê với môn học.
Theo PGS.TS Lê Anh Vinh, phương pháp tổ chức hoạt động toán học  đã được nghiên cứu, hình thành từ quá trình nghiên cứu các phương pháp giảng dạy môn toán của các nước có nền giáo dục tiên tiến dành cho lứa tuổi mầm non, dựa trên những nghiên cứu của Nhà nghiên cứu não bộ Stanislas Dehaene và phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục được qui định trong Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
Về tổ chức lớp học, hoạt động Toán được tổ chức có tính tương tác cao giữa giáo viên với học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ được năng lực của từng học sinh, từ đó phát huy được khả năng của mỗi học sinh một cách hiệu quả.     
Về hệ thống bài tập (trò chơi, hoạt động) được thiết kế đa dạng, kích thích trí tò mò, sáng tạo của học sinh, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ sâu nhằm hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng tự tư duy, tự giải quyết vấn đề. 
Về ngữ liệu, được lấy từ nguồn tài liệu phù hợp với từng lứa tuổi, tích hợp yêu cầu làm quen thế giới quanh ta, làm quen văn học & phát triển ngôn ngữ, gắn với đời sống của trẻ trong môi trường Việt Nam và hội nhập quốc tế. Tất cả các từ vựng phù hợp với lứa tuổi trong tài liệu học tập và giáo án được thể hiện ở dạng song ngữ Việt – Anh và kết nối với hoạt động phát triển ngôn ngữ (TV và TA trong nhà trường).
    Có thể thấy, dù chọn hoạt động Toán là hoạt động chính – hoạt động dẫn dắt, song với PPGD Phần Lan, cảm xúc chủ đạo trong toàn bộ hoạt động là Fun learning; tư duy Toán được hình thành tự nhiên và đồng thời với những nhận thức về tự nhiên, xã hội và trong sự phát triển toàn diện các lĩnh vực với việc thực hành các kĩ năng vận động, giao tiếp, phản biện, hợp tác, thuyết trình...

(Còn tiếp)


 

 

Tin liên quan
CƠ HỘI SĂN HỌC BỔNG LÊN TỚI 100% TẠI TRƯỜNG THCS TÂN THỜI ĐẠI
Cơ hội “vàng” - Sẵn sàng tương lai với chương trình Học bổng cả quá trình dành cho học sinh khối 6-7-8 tại trường THCS Tân Thời Đại, tổ 12 thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Trường thể thao Kisakallio tiếp đón Đại sứ Việt Nam & Đoàn công tác Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
Ngày 11/04/2024, đoàn công tác của Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại đã có chuyến thăm quan và làm việc chặt chẽ với Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan tại trường thể thao Kisakallio, Phần Lan. Chuyến thăm đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hợp tác giữa hai hệ thống về lĩnh vực giáo dục thể chất.
Khám phá 7 lý do cha mẹ chọn trường THCS Tân Thời Đại cho con
Trường THCS Tân Thời Đại không chỉ xây dựng chương trình học tập độc đáo và khác biệt với cam kết đầu ra rõ ràng, mà còn chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và định hướng nghề sớm cho học sinh.
GD Tân Thời Đại & Trường Kisakallio Phần Lan phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học
Ngày 30/3/2024, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan, Ban lãnh đạo - Ban cố vấn và Đại diện của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tại Phần Lan cùng Giám đốc Chiến lược Toàn cầu Kisakallio đã tiến hành lễ ký kết hợp tác phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học.
BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 3
Tháng 3/2024 đã qua, kính mời Quý phụ huynh điểm tin tháng 3/2024 những hoạt động nổi bật tại hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
(Vietnamnet) Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời Đại
Đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ về những thành tựu và nỗ lực trong việc áp dụng và phát triển mô hình giáo dục Phần Lan tại trường trong buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan và phái đoàn đến thăm.