Nhà giáo Phạm Thị Lam là người tập hợp và dẫn dắt Hội đồng sáng lập với 6 thành viên là các nhà giáo dục tâm huyết có nghề và các nhà kinh doanh có tâm, có tầm, cùng nghiên cứu, tìm ra Con đường Phần Lan – Con đường hạnh phúc cho hệ thống giáo dục Tân Thời Đại; xác định triết lý giáo dục, sứ mệnh tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Hệ thống giáo dục mang tên Tân Thời Đại từ năm 2018 – 2020; 2020 – 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Được sự đồng ý của Nhà giáo Phạm Thị Lam, Giáo dục Tân Thời Đại trân trọng giới thiệu tới quý phụ huynh và bạn đọc những chia sẻ của Bà trên con đường sáng lập, xây dựng Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại.
Phần 2: VÌ SAO TÂN THỜI ĐẠI LỰA CHỌN GIÁO DỤC PHẦN LAN?
Phần Lan là một đất nước có mùa đông dài nhất thế giới khi 3/4 thời gian trong năm là băng tuyết. Đất nước rộng lớn, dân số ít, khoảng 5 triệu dân cùng thời tiết khắc nghiệt khiến tài nguyên không được khai thác hết. Với thời gian hầu hết là trong nhà nên người Phần Lan thường dành nhiều thời gian cho việc đọc và học.Truyền thống lâu đời tạo nên một dân tộc ham học hỏi.
Sau thế chiến thứ 2, Phần Lan chịu tổn thất nặng nề khi là thuộc địa của Nga, người Phần Lan quyết định chấn hưng đất nước bằng cách chấn hưng giáo dục. Họ đã chọn những nhà giáo, nhà khoa học xuất sắc nhất đi khắp thế giới để nghiên cứu tìm tòi học hỏi và về áp dụng tại Phần Lan. Sau nhiều năm, thế hệ F1 ấy vận dụng phương pháp ưu việt của nhiều quốc gia, vận dụng linh hoạt trong tinh thần sống vui vẻ của người Phần Lan để cho ra đời phương pháp giáo dục Phần Lan. Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tự hào được làm việc với Fun Academy; giáo viên Tân Thời Đại may mắn được Tiến sĩ Sanna - 1 trong những nhà giáo dục hàng đầu, thuộc thế hệ F1 trực tiếp đào tạo về phương pháp giáo dục Phần Lan (GDPL) cùng ThS Sarra và ThS Olli .
Khi quyết định theo đuổi Giáo dục Phần Lan, tôi đã phải mất rất nhiều công sức thuyết phục và cam kết mạnh mẽ về sự thành công với Hội đồng sáng lập Tân Thời Đại. Khi đưa được GDPL về Việt Nam rồi, chúng tôi cũng vấp phải sự thờ ơ của phụ huynh, sự nghi ngại của đồng nghiệp và sự ngơ ngác của đội ngũ giáo viên. Thậm chí có một chị mà tôi đã từng giúp chị ấy xây dựng hệ thống thành công hỏi: “Có bao nhiêu cái hay sao cô lại chọn cái khó và lạ thế?”. Nếu chọn Giáo dục Anh, Mỹ, Úc, Sing hay với mầm non, phương pháp đang rất thịnh hành là Montessori thì chắc chắn chúng tôi chẳng cần PR hay thuyết phục, cũng có thể kinh doanh có lợi với sư ủng hộ của các thành viên Hội đồng sáng lập, Hội đồng quản trị; của giáo viên và cha mẹ học sinh cũng như sự phê duyệt của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Khi chọn Phần Lan, chúng tôi phải quảng bá cho cả một Quốc gia và cho một nền giáo dục mới (với người Việt Nam). Nhưng, với sự KIÊN ĐỊNH đến sắt đá, chúng tôi từng bước, từng bước, nỗ lực mỗi ngày trao đổi để tìm tiếng nói chung với từng phụ huynh, đào tạo thay đổi tư duy, thói quen, hành vi của từng giáo viên, nhân viên ... Những đổi thay đến với các con học sinh là thành quả được ghi nhận, khẳng định sự lựa chọn của chúng tôi là hoàn toàn đúng đắn. Tôi nhớ một lần đi trong thang máy, có một bác lớn tuổi hay gặp trẻ của Trường mầm non Tân Thời Đại đã thốt lên : “Tụi trẻ con cái trường này lúc nào cũng thấy vui vẻ thế!”. Fun learning to be Fun chính là giá trị cốt lõi mà GDPL mang lại cho mỗi trẻ thơ của Phần Lan và của Tân Thời Đại.
Nhiều người hỏi tôi về lí do gì Tân Thời Đại chọn GDPL làm nền tảng cho việc phát triển hệ thống của mình. Lí do thì nhiều lắm, nhưng có thể nói như thế này:
(1).Triết lý của GD Phần Lan phù hợp với triết lý mà Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại theo đuổi, ở đó: “Mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống” để thành công và hạnh phúc hơn.
(2).GDPL coi trọng giáo dục sớm, đặc biệt là giáo dục 10 năm đầu đời, ngay từ khi trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, phù hợp với quan điểm của giáo dục Tân Thời Đại.
(3).Giáo dục Phần Lan là nền giáo dục số 1 thế giới, được tất cả các nước có nền giáo dục tiên tiến công nhận, tìm đến học hỏi.
Giáo dục Phần Lan là nền giáo dục DUY NHẤT trên Thế giới ĐÓNG GÓI TRỌN BỘ Chương trình giáo dục quốc gia để xuất khẩu. Trong khi hầu hết các chương trình hay phương pháp khi chuyển giao sẽ mang thương hiệu cá nhân, tổ chức, Giáo dục Phần Lan là nền giáo dục mang THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA.
(4). Giáo dục Phần Lan được các công ty giáo dục Phần Lan đóng gói xuất khẩu với sự kiểm soát ngặt nghèo và đánh giá công bằng của Ủy ban quốc gia Giáo dục, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng quốc gia, hoàn toàn độc lập với Bộ GD Phần Lan, độc lập với các công ty xuất khẩu chương trình thường thuộc các trường đại học và Bộ Giáo dục.
(5). Giáo dục Phần Lan coi trọng việc xây dựng Kế hoạch phát triển cá nhân cho trẻ. Vào mỗi năm học, cha mẹ cùng giáo viên xây dựng Kế hoạch này và cùng nhau kiểm soát kết quả thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp khi kết thúc một học kì hay một giai đoạn phát triển của trẻ. Đó là việc làm hữu ích và thú vị. Công cụ đánh giá chất lượng giáo dục cũng rất bài bản, chuẩn chỉ, bảo đảm đánh giá khách quan mức độ trẻ đạt được.
(6). Phương pháp GDPL là phương pháp của mọi phương pháp, bởi nó luôn vì đứa trẻ và khiến đứa trẻ yêu thích việc học, hạnh phúc khi học.
(7). Giáo dục Phần Lan coi giáo viên là linh hồn của lớp học. Vị thế người Thầy trong xã hội được khẳng định và hiển hiện trong đời sống thực. Theo con đường Phần Lan, Tân Thời Đại đã quyết tâm phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, từng bước nâng cao vị thế giáo viên mầm non trong nhà trường, ngoài xã hội và với cha mẹ học sinh. Sau 2 năm, nhận thức của giáo viên mầm non về nghề và trách nhiệm làm nghề đã có những thay đổi tiến bộ; nhìn nhận của cha mẹ, cộng đồng về cô giáo mầm non và vai trò của giáo dục sớm ngay từ độ tuổi nhà trẻ đã được cải thiện.
(8). Phần Lan là đất nước hàng đầu về Công nghệ và ngày nay đi đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Việc đưa công nghệ vào trường học tại Phần Lan từ rất sớm và đồng bộ và, tất nhiên đưa công nghệ vào nhà trường Tân Thời Đại là điều kiện tiên quyết.
***
Áp dụng phương pháp GDPL trên Chương trình giáo dục 2018 (Chương trình mới) của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ giúp TTĐ hoàn thành mục tiêu đưa giáo dục quốc tế ra vùng có tốc độ phát triển cao, chắt lọc tinh hoa vùng ven để trong tương lai không xa có thể đào tạo ra thế hệ trẻ mang “thương hiệu Việt Nam - đẳng cấp Quốc tế”. Giáo dục trong nhà trường Phần Lan là tiền đề cho hành trình HỌC TẬP TRỌN ĐỜI của mỗi đứa trẻ. Với cách làm này, TTĐ chắc chắn sẽ đào tạo ra những thế hệ Việt Nam coi việc học tập trọn đời là đương nhiên, là hạnh phúc.
(còn nữa)