PHẦN 1: CON ĐƯỜNG PHẦN LAN- CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC

Nhà giáo Phạm Thị Lam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại là nhà giáo tâm huyết, yêu nghề, yêu trẻ,được đào tạo bài bản về giáo dục tiểu học và là tấm gương sáng về quá trình tự đào tạo không mệt mỏi về giáo dục sớm, tâm lý học lứa tuổi, chăm sóc dinh dưỡng và khoa học giáo dục nói chung.

Nhà giáo Phạm Thị Lam là người tập hợp và dẫn dắt Hội đồng sáng lập với 6 thành viên là các nhà giáo dục tâm huyết có nghề và các nhà kinh doanh có tâm, có tầm, cùng nghiên cứu, tìm ra Con đường Phần Lan – Con đường hạnh phúc cho hệ thống giáo dục Tân Thời Đại; xác định triết lý giáo dục, sứ mệnh tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Hệ thống giáo dục mang tên Tân Thời Đại từ năm 2018 – 2020; 2020 – 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Được sự đồng ý của Nhà giáo Phạm Thị Lam, Giáo dục Tân Thời Đại trân trọng giới thiệu tới quý phụ huynh và bạn đọc những chia sẻ của Bà trên con đường sáng lập, xây dựng Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại.

 

Phần 1: CON ĐƯỜNG PHẦN LAN- CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC


Hành trình đến với giáo dục Phần Lan (GDPL) của tôi và Tân Thời Đại (TTĐ) là một hành trình dài và vất vả.

Sau hơn 20 năm trải nghiệm, từ một nhà giáo trực tiếp đứng lớp ở các ngôi trường bán công, dân lập đầu tiên của Hà Nội (mà đến bây giờ đều trở thành thương hiệu hàng đầu về giáo dục tiểu học của Việt Nam) như Đoàn Thị Điểm đến việc hỗ trợ “săn đầu người”, hỗ trợ setup ban đầu cho một số hệ thống giáo dục ở HN, tôi có điều kiện nghiên cứu và hiểu sâu sắc những vấn đề của giáo dục ngoài công lập nói riêng, giáo dục Việt Nam nói chung, từ góc nhìn của người trong cuộc. Những trải nghiệm về việc tìm trường, tìm thầy cho các con; những thành công, thất bại và cả nước mắt đau đớn, bất lực trong suốt hành trình cùng con đến trường cũng cho tôi cái nhìn mới, của riêng mình, từ góc nhìn người làm cha mẹ. 

Rất nhiều các cung bậc cảm xúc của Người Thầy – Người Mẹ - Người Đầu tư đã có trong tôi. Tôi khao khát một hệ thống giáo dục mới có thể làm thỏa mãn sự đam mê nghề nghiệp của người thầy; sự cầu toàn và những yêu thương, trách nhiệm của bậc cha mẹ; sư tính toán và cả những khát vọng cháy bỏng của nhà đầu tư có tâm, có tầm. Và trên hết, tôi khao khát một hệ thống giáo dục thực sự vì mỗi đứa trẻ, để mỗi đứa trẻ được lớn lên trong trọn vẹn yêu thương, để chúng thấy việc học tập là hạnh phúc.

Làm giáo dục, không thể ăn đong, kinh doanh giáo dục theo tháng, theo năm. Để làm giáo dục thật sự cần phải đầu tư bài bản. Cơ duyên, tôi đến với bất động sản. Sau thời gian dài làm bất động sản để tích lũy tài chính, khi đã có một số vốn, năm 2014, tôi bắt tay viết dự án trường học với mục tiêu: Phát triển hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phổ thông dựa trên nền tảng của một PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUỐC TẾ. Cầm bút, tôi rơi vào ma trận các loại phương pháp và các nền giáo dục tiên tiến khác nhau trên thế giới. Thế là, bắt đầu một hành trình dài. Tôi quyết định cùng các thành viên Hội đồng sáng lập: “đi tận chốn, đến tận nơi”, “mắt trông, tay sờ, óc nghĩ, tim thẩm định”. Chúng tôi cùng đặt ra những câu hỏi về triết lý giáo dục, về phương pháp, về chương trình, nội dung và cách tổ chức các hoạt động giáo dục và chia nhau (hoặc cùng nhau) đi nhiều nước, đến nhiều trường, gặp nhiều giáo viên và chuyên gia nước ngoai, dự giờ giáo viên, tham gia vào hoạt động giáo dục với nhiều vai, trò truyện với học sinh và cả với cha mẹ trẻ mỗi khi có điều kiện. Chúng tôi cũng tham khảo các nghiên cứu quốc tế về giáo dục của Bộ GD&ĐT Việt Nam, của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Thật may mắn vì giai đoạn 2015–2020 cũng là giai đoạn Bộ GD&ĐT nghiên cứu, triển khai đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo Việt Nam theo Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, nên nguồn tư liệu nghiên cứu rất đầy đủ, toàn diện. Chúng tôi tham vấn ý kiến các chuyên gia trong nước và nước ngoài, cầu thị lắng nghe, để nghiên cứu lựa chọn cho mình. Tôi nhận thấy rằng: Triết lý giáo dục của mọi quốc gia đều giống nhau khi luôn LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM, luôn coi GIÁO VIÊN LÀ LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT VÀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH mọi thành bại của giáo dục, nhưng kết quả, hiệu quả giáo dục mỗi nước thì rất khác nhau. Và nếu, chúng tôi cứ chọn bất cứ nền giáo dục tiên tiến nào, như: Singapore, Úc, Anh, Mỹ, ... thì trong một xã hội đa số phụ huynh có tâm lý chuộng ngoại, chúng tôi sẽ có ngay được sự đảm bảo về thành công và lợi nhuận. Trong Hội đồng sáng lập, cũng đã có ý kiến đề xuất như vậy. Là Nhà dầu tư chính và cũng là một nhà giáo, tôi hiểu không thể và không nên chạy theo thị hiếu thị trường. Tôi quyết định chậm lại quá trình lựa chọn thêm khoảng một năm nữa.

Đến cuối năm 2016, trong một lần xem ti vi, tôi được biết: Việt Nam của chúng ta lọt top 3 Pisa môn Toán và quốc gia đứng đầu Pisa ở tất cả các chỉ số là Phần Lan. Một câu hỏi đặt ra: Phần Lan là nước như thế nào mà giáo dục có thể đạt kết quả như vậy? Và tôi bắt đầu tìm hiểu về đất nước Phần Lan và nền giáo dục của họ. Với vốn Tiếng Anh hạn chế, tư liệu về Phần Lan ít ỏi nên việc tiếp cận thông tin rất khó khăn. Nhưng thật sự càng đọc, càng nghiên cứu về GDPL tôi càng thấy mê ... Tôi đến với nền giáo dục này giống người thợ săn bị lạc đường, đang chưa biết theo hướng nào thì bỗng trước mặt mình một con đường nhỏ, hẹp thôi nhưng nó đúng là một con đường giúp tôi thoát ra khỏi những băn khoăn để đi đến quyết định. Giáo dục không được phép sai. Để bảo đảm chắc chắn cho sự lựa chọn của mình, 2 năm tiếp theo, tôi tự mình mày mò, tự làm gần 2000 cuộc khảo sát trên tất cả những phụ huynh, học sinh Việt Nam đã và đang có mối quan hệ lớn nhỏ với GDPL, tôi rút ra một điều: tính tương đồng về tư tưởng, triết lí giáo dục, chương trình giáo dục của Việt Nam & Phần Lan lên đến 80%. Vậy tại sao Phần Lan là quốc gia số 1 trên thế giới về giáo dục mà xếp hạng giáo dục Việt Nam lại rất mờ nhạt? Câu trả lời nằm ở ĐỘI NGŨ khi Phần Lan coi “GIÁO VIÊN LÀ LINH HỒN CỦA LỚP HỌC” với 100% GV đứng lớp có bằng thạc sĩ trở lên và nghề giáo là một trong những nghề được coi trọng, cũng giống như ở Việt Nam có truyền thống “tôn sư trọng đạo” và “Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Nhưng ở Phần Lan đó là sự COI TRỌNG THỰC SỰ từ trong suy nghĩ và ứng xử của mọi tầng lớp xã hội với nhà giáo, lúc ở trường, khi ở gia đình, cũng như ngoài xã hội, trong toàn bộ quá trình đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, hợp tác và tôn vinh nhà giáo. Loay hoay đến 2018, được sự hỗ trợ của một người bạn bên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo, và đặc biệt là sự gặp gỡ đầy duyên nợ với Tracy Nguyễn - một Việt Kiều yêu giáo dục, luôn muốn mang những điều tốt đẹp về quê hương, tôi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về 20 công ty xuất khẩu giáo dục được Chính phủ Phần Lan cấp phép. Sau đó, suốt 6 tháng ròng, chúng tôi đã thường xuyên có những cuộc họp, làm  việc online với 5 công ty lớn nhất. Tháng 5/2018, đoàn công tác của Giáo dục Tân Thời Đại sang Phần Lan gần 1 tháng học, họp, dự hội thảo, gặp gỡ các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, Ủy ban quốc gia Giáo dục, Trường Đại học Tổng hợp và Đại học Quốc gia Helsinki và các đối tác Phần Lan… Và chúng tôi quyết định kí hợp tác với Fun Academy - Tổ chức Giáo dục thuộc Trường Đại học Quốc gia Helsinki với gói CHUYỂN GIAO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHẦN LAN thông qua chương trình “Nhà du hành vũ trụ”. 

Đến nay, qua 2 năm triển khai tại các cơ sở giáo dục mầm non Tân Thời Đại, phương pháp GDPL đã mang lại những kết quả vượt trội. Tin tưởng vào lựa chọn của mình, tháng 8/2019, TTĐ quyết định kí kết hợp tác chiến lược với Fun Academy và một số tổ chức, cá nhân khác ở Phần Lan, với mục tiêu: chính thức đưa Giáo dục Phần Lan – một trong những nền tảng giáo dục tốt nhất thế giới về giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học về Việt Nam và tại Hà Nội; mang trọn bộ phương pháp Giáo dục Phần Lan áp dụng trên Chương trình GDMN và GDTH của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Con đường GDPL tại Việt Nam và Hà Nội đã được mở ra, rộng rãi, vững chắc với sự tin tưởng của cha mẹ học sinh và hạnh phúc của các con (hai lứa học sinh mầm non đầu tiên của TTĐ).

Tại Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, phương pháp giáo dục Phần Lan là phương pháp dẫn dắt, với mục tiêu xây dựng cho trẻ tinh thần học tập tích cực: “Fun Learning to be Fun/ Học vui vẻ để vui vẻ học” thông qua 4 con đường để đưa trẻ đến với thành công, đó là:
• Áp dụng phương pháp Giáo dục Phần Lan toàn diện trên Chương trình Giáo dục Mầm non 2016 và Chương trình Giáo dục Tiểu học 2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam;
• Xây dựng các chương trình đặc thù và tiếp nhận chuyển giao đào tạo một số chương trình ưu việt của Phần Lan và một số nước tiên tiến;
• Xác định giáo viên là linh hồn của lớp học, là nhân tố quyết định sự thành bại của giáo dục;
• Xác định Phụ huynh là người đồng hành với quan điểm “Tay trong tay phát triển tài năng Việt”.

Tân Thời Đại cũng khẳng định tầm quan trọng của giáo dục sớm với quan điểm và triết lý: “Mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống”. Chúng tôi xác định giáo dục 10 năm đầu đời là 10 năm quan trọng nhất, tạo nền tảng tri thức, cảm xúc và kĩ năng xã hội để trẻ tự tin, chủ động phát triển năng lực bản thân trong suốt quá trình học tập từ Mầm non đến Tiểu học, THCS, THPT và hình thành thói quen học tập trọn đời theo cách mà trẻ thích để thành công, hạnh phúc.

(còn nữa)

Hành trình đến với Fun Academy- Tổ chức giáo dục hàng đầu Phần Lan

 

Ban lãnh đạo Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại cùng đại diện đối tác Fun Academy (Phần Lan)

 

Ban lãnh đạo Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tại đại diện đối tác Phần Lan trên hành trình tìm kiếm nền giáo dục hạnh phúc.

Tin liên quan
CƠ HỘI SĂN HỌC BỔNG LÊN TỚI 100% TẠI TRƯỜNG THCS TÂN THỜI ĐẠI
Cơ hội “vàng” - Sẵn sàng tương lai với chương trình Học bổng cả quá trình dành cho học sinh khối 6-7-8 tại trường THCS Tân Thời Đại, tổ 12 thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Trường thể thao Kisakallio tiếp đón Đại sứ Việt Nam & Đoàn công tác Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
Ngày 11/04/2024, đoàn công tác của Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại đã có chuyến thăm quan và làm việc chặt chẽ với Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan tại trường thể thao Kisakallio, Phần Lan. Chuyến thăm đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hợp tác giữa hai hệ thống về lĩnh vực giáo dục thể chất.
Khám phá 7 lý do cha mẹ chọn trường THCS Tân Thời Đại cho con
Trường THCS Tân Thời Đại không chỉ xây dựng chương trình học tập độc đáo và khác biệt với cam kết đầu ra rõ ràng, mà còn chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và định hướng nghề sớm cho học sinh.
GD Tân Thời Đại & Trường Kisakallio Phần Lan phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học
Ngày 30/3/2024, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan, Ban lãnh đạo - Ban cố vấn và Đại diện của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tại Phần Lan cùng Giám đốc Chiến lược Toàn cầu Kisakallio đã tiến hành lễ ký kết hợp tác phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học.
BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 3
Tháng 3/2024 đã qua, kính mời Quý phụ huynh điểm tin tháng 3/2024 những hoạt động nổi bật tại hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
(Vietnamnet) Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời Đại
Đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ về những thành tựu và nỗ lực trong việc áp dụng và phát triển mô hình giáo dục Phần Lan tại trường trong buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan và phái đoàn đến thăm.