Những sai lầm của cha mẹ Việt trong nuôi dạy trẻ

Mong muốn của con là mong muốn của cha mẹ / mong muốn của cha mẹ là mong muốn của con? Hai mệnh đề tưởng chừng như rất dễ phân biệt này trên thực tế lại là điều mà nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn trong một thời gian dài

TÔI KHỔ TÂM VÌ CON CÁU CỤC

Con trai tôi năm nay 9 tuổi, đang học lớp 3. Cháu là một cậu bé khá thông minh, tất nhiên ở cái tuổi này thì hơi lười học. Ngay từ khi lên 3 tuổi cháu được nhận xét là khá cáu tính. Nhưng từ khi học lớp 1, tôi để ý thấy thì con tôi rất hay cáu cùn. Cháu không thích cái gì là có thể ăn vạ và cáu gắt ngay. Đặc biệt gần đây khi học lớp 3, tôi thấy cháu gắt nhiều hơn và nói những câu rất hư. Tất nhiên cháu chỉ nóng nảy khi mọi người làm trái ý cháu…

Đây là đoạn mở đầu của một chia sẻ đã nhận được rất nhiều đồng cảm trên trang fanpage chia sẻ tâm sự cộng đồng của Nhà văn Hoàng Anh Tú trong chuyên mục TÔI PHẢI LÀM SAO VỚI CON MÌNH – một chuyên mục luôn nhận được nhiều chia sẻ, bối rối và cả cầu cứu từ các bậc cha mẹ trong cả nước. “Nghề” làm cha mẹ - tuy không phải là một công việc đem lại cho chúng ta giá trị về vật chất, song lại là một “nghề” mà chúng ta không bao giờ có thể, cũng như không bao giờ muốn từ bỏ. Thế nhưng, trong khi tất cả những công việc và nghề nghiệp khác đều được chúng ta chuẩn bị kỹ càng và đầu tư về kiến thức, kỹ năng và cả bằng cấp, những kiến thức và kỹ năng làm cha mẹ đôi khi chỉ được chúng ta bắt đầu tìm hiểu khi đã có những sai lầm xuất hiện trong quá trình nuôi dạy con. Vậy những loay hoay, những sai lầm thường thấy của những cha mẹ Việt ngày nay là gì?

KHÔNG HIỂU VỀ CON – NHỮNG KỲ VỌNG VÀ NHỮNG MONG MUỐN CỦA CHA MẸ KHÔNG PHẢI LÀ MONG MUỐN CỦA CON

Mong muốn của con là mong muốn của cha mẹ / mong muốn của cha mẹ là mong muốn của con? Hai mệnh đề tưởng chừng như rất dễ phân biệt này trên thực tế lại là điều mà nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn trong một thời gian dài. Chúng ta thường có xu hướng duy trì việc lựa chọn hộ cho con rất lâu sau khi đứa trẻ đã biết nói lên tiếng nói của riêng mình, với mong muốn giúp con tiếp cận được những điều tốt nhất. Thế nhưng, việc cha mẹ tự mình quyết định lựa chọn nào là “tốt nhất” có lẽ cũng cần phải được nhìn nhận một cách công bằng: chúng ta chưa hiểu rõ về năng lực quyết định và chịu trách nhiệm của con - chưa có niềm tin rằng con cái của chúng ta thực sự hiểu chính chúng muốn gì. Bên cạnh đó, tâm lý bao bọc, muốn chịu trách nhiệm hộ con cũng dẫn đến việc nghĩ hộ, làm hộ này.

KHÔNG KẾT NỐI ĐƯỢC VỚI CON – BỎ LỠ NHỮNG THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ TẠO DỰNG KẾT NỐI VÀ NIỀM TIN Ở CON

Một trong những câu hỏi mà chúng ta thường bắt gặp nhất trong những diễn đàn chia sẻ về nuôi dạy con hay những câu chuyện trao đổi giữa các bậc cha mẹ ở nhiều tầng lớp xã hội khác nhau – đó là câu hỏi “Con tôi đang bị sao vậy?”, đặc biệt là ở những bậc phụ huynh có con ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thay đổi hormone, tâm sinh lý, việc đứa trẻ từ chối giao tiếp và không chia sẻ, không tâm sự, giấu cha mẹ những chuyện đang xảy đến với mình, còn có lý do trẻ KHÔNG CÓ THÓI QUEN gần gũi, tâm sự với cha mẹ từ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn từ 0-10 tuổi. Trong xã hội hiện đại, bị cuốn đi bởi những nỗi lo về vật chất và mong muốn tạo ra một điều kiện tuyệt vời nhất cho con, cha mẹ thường khó thu xếp thời gian dành cho con, vì thế bỏ qua những thời điểm vàng kết nối với con và vô tình tạo cho con những vết hằn về việc bị từ chối khi con muốn chia sẻ.

KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC CON TRƯỚC NHỮNG VẤN NẠN CỦA THẾ HỆ MỚI

Xã hội cách đây 30 năm mà chúng ta đã lớn lên và xã hội hiện đại nơi con cái của chúng ta được sinh ra và lớn lên có một khoảng cách vô cùng lớn. Ảnh hưởng của công nghệ và truyền thông, của khối lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, của lối sống tiêu dùng, của những xu hướng mới thay đổi theo đơn vị giờ… là những điều mà chính chúng ta cũng đang phải đối mặt lần đầu tiên. Việc tìm tới những nguồn thông tin có cơ sở khoa học vững vàng để tìm lại những giá trị cốt lõi về những kỹ năng cần tạo dựng cho trẻ vì thế trở nên vô cùng cần thiết, giúp chúng ta tránh nguy cơ đánh mất con mình vào vòng tay của những “kẻ thù” – những tác nhân xấu khi chúng ta không đủ kinh nghiệm và công cụ để giúp con đối phó & vượt qua thử thách…

------------

VẬY, ĐÂU LÀ NỀN TẢNG CHO THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC CỦA TRẺ?

Nhìn lại 3 vấn đề lớn phía trên, có thể nhận ra mỗi vấn đề lại là hệ quả của những vấn đề còn lại, và việc chúng ta mắc phải 1 trong 3 sai lầm trên sẽ có thể đẩy ta vào một vòng lặp không lối thoát. Tuy nhiên, may mắn thay, cũng tương tự như vậy, khi chúng ta chỉ ra được nguyên nhân và sửa đổi được 1 trong 3 sai lầm ấy, chúng ta sẽ có thể dần sửa và thay đổi những điều còn lại.

Việc sinh con đẻ cái là một điều tự nhiên, một niềm hạnh phúc mà chúng ta dễ dàng có được - không cần tới một điều kiện nào về trình độ hay bằng cấp. Tuy nhiên, với sự phát triển của Khoa học & Khoa học giáo dục, việc nuôi dạy con cái – nuôi dạy một Thế hệ tương lai của mỗi gia đình đã được chứng minh là một thành tố quyết định – đóng vai trò nền tảng cho sự thành công cũng như hạnh phúc của mỗi đứa trẻ sau này. Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi – tìm tới những sự hỗ trợ chuyên nghiệp của những chuyên gia về giáo dục, về giáo dục sớm để hỗ trợ cho chúng ta có thể trao cho con điều quý giá nhất mà mỗi bậc cha mẹ có thể trao cho con: MỘT NỀN TẢNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CHẤT LƯỢNG, MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG – BỆ PHÓNG VỮNG CHẮC CHO TƯƠNG LAI CỦA CON. 

------------

CHÌA KHÓA CHO CHA MẸ

TS. Olli Kamunen - Giám đốc Chuyên môn Hệ thống GD Tân Thời Đại, sau 1 năm nghiên cứu và 6 tháng thiết kế, đã xây dựng nên khóa học HOW TO RAISE HAPPY KIDS với nội dung là các kiến thức về Giáo dục sớm được trình bày theo hướng đơn giản, dễ tiếp cận, thời lượng phù hợp, có độ linh hoạt về thời gian để khớp với sự bận rộn trong cuộc sống của các bậc cha mẹ hiện đại.

Khóa học thực hiện theo hình thức online hoàn toàn, gồm 07 Module và 03 live session - sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có con từ 0-15 tuổi có được những kiến thức nền về cơ sở khoa học về những yếu tố tác động lên Hanh phúc của trẻ, đồng thời đi kèm với những LỜI KHUYÊN CỤ THỂ về cách tương tác với con nhằm giúp con:

  • HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐỘC LẬP
  • PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CÁC KỸ NĂNG
  • PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KẾT NỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

Trung tâm Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ thuộc Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chính thức tuyển sinh Khóa 4 - HOW TO RAISE HAPPY KIDS với mức phí ưu đãi 50%. Khóa học dự kiến khai giảng ngày 27/6 và kết thúc ngày 10/7/2021.

Kính mời các bậc cha mẹ quan tâm đăng ký tại link https://forms.gle/GvVWhsSi6sHSm35V7

Tin liên quan
✈️ HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH SAFE TIẾP TỤC LÊN ĐƯỜNG SANG PHẦN LAN! 🇫🇮
📍 Ngày 20/3/2025, thêm một nhóm học sinh Tân Thời Đại ở cả đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã lên đường sang Phần Lan theo lộ trình SAFE. Đây là nhóm thứ hai trong năm nay bay sang Phần Lan để học tiếng Phần trực tiếp, mở ra một chương mới đầy hứng khởi trên con đường chinh phục ước mơ của các em.
✈️ HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH SAFE LÊN ĐƯỜNG SANG PHẦN LAN - KHỞI ĐỘNG HÀNH TRÌNH DU HỌC! 🇫🇮
Tối ngày 11/03/2025, tại hai đầu cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhóm học sinh Tân Thời Đại khóa 2025 đã chính thức lên đường sang Phần Lan để học tiếng Phần trực tiếp theo lộ trình SAFE.
PHẦN LAN CÓ AN TOÀN ĐỂ DU HỌC TỪ BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?
HỘI THẢO ONLINE ĐẶC BIỆT DÀNH CHO PHỤ HUYNH & HỌC SINH QUAN TÂM ĐẾN DU HỌC PHẦN LAN!
CẠNH TRANH KHỐC LIỆT ĐỂ THI VÀO 10, CÒN GIẢI PHÁP NÀO KHÁC?
Thời gian qua, báo chí đưa tin dự kiến năm nay sẽ có hàng chục nghìn học sinh Hà Nội sẽ trượt lớp 10 công lập, như vậy, nếu tính cả các thành phố lớn khác của Việt Nam thì con số này sẽ là hàng trăm ngìn. Vậy còn giải pháp nào khác?
LỘ TRÌNH TỐI ƯU CHO HỌC SINH DU HỌC BẬC THPT PHẦN LAN SỚM TỪ LỚP 7
Điều kiện để học sinh tham gia chương trình Du học Phần Lan bậc THPT là học sinh cần tốt nghiệp bậc THCS, tuy nhiên, để trang bị trình độ tiếng Phần tốt, tương đương B1.1, các em học sinh nên được tham gia sớm từ khi còn học lớp 7-8, thậm chí lớp 6 nếu được.
ĐIỂM LẠI NHỮNG HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC TÂN THỜI ĐẠI NĂM 2024
Năm 2024 là một năm đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, khẳng định tầm nhìn, khát vọng tiên phong đổi mới giáo dục Việt Nam, hội nhập quốc tế. Theo đó, với hàng loạt các hoạt động, sự kiện xoay quanh trọng tâm nâng cao chất lượng giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, mở rộng cơ hội học tập trong cộng đồng giáo dục quốc. Cùng điểm lại những sự kiện, hoạt động nổi bật của Hệ thống trong năm 2024.