Tiến sĩ kinh tế học Pasi Sahlberg, tác giả nổi tiếng của bộ sách Bài Học Phần Lan cho rằng: “Thật khó để tách rời hệ thống giáo dục Phần Lan ra khỏi chính sách xã hội và môi trường Phần Lan”. Sự thành công của Phần Lan hôm nay là bởi Phần Lan có nền giáo dục hiện đại với nền tảng triết lý giáo dục hiện đại thể hiện ở hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục; về đội ngũ giáo viên và mối quan hệ tay trong tay giữa giáo viên với phụ huynh trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ.
Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đem đến cho Quý Phụ huynh cái nhìn toàn cảnh về phương pháp Giáo dục Phần Lan và việc hiện thực hóa phương pháp giáo dục Phần Lan tại Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại qua chuỗi bài viết đến từ TS. Đào Thị Bình – Cố vấn chuyên môn hệ thống và ThS. Olli Kamunen - chuyên gia GD sớm – GDMN đến từ Phần Lan (người trực tiếp đào tạo và tham gia thực hành PPGD Phần Lan trên Chương trình GDMN QG tại Việt Nam; Giám đốc chuyên môn Trường Tiểu học Tân Thời Đại và Trường Mầm non Tân Thời Đại – Fun Academy (TTĐ- FAK) từ năm học 2020 – 2021).
1. Vì sao lựa chọn Phương pháp giáo dục Phần Lan?
Theo báo cáo xếp hạng chỉ số hạnh phúc do Liên Hợp Quốc thực hiện đánh giá 156 quốc gia, trong nhiều năm liên tiếp, Phần Lan luôn đứng trong top 10 và ba năm liên tiếp 2018, 2019 Phần Lan đã vượt lên, trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Tiến sĩ kinh tế học Pasi Sahlberg, tác giả nổi tiếng của bộ sách Bài Học Phần Lan cho rằng: “Thật khó để tách rời hệ thống giáo dục Phần Lan ra khỏi chính sách xã hội và môi trường Phần Lan”.Sự thành công của Phần Lan hôm nay là bởi Phần Lan có nền giáo dục hiện đại với nền tảng triết lý giáo dục hiện đại thể hiện ở hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục; về đội ngũ giáo viên và mối quan hệ tay trong tay giữa giáo viên với phụ huynh trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ.
Theo một nghiên cứu toàn cầu về tâm trạng của học sinh do OECD/PISA thực hiện năm 2015 với khoảng 540.000 học sinh tại 72 quốc gia, trong thập kỷ qua tâm trạng hạnh phúc của các em đã suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là: thi cử quá nhiều, bị bắt nạt, bị cô lập trong xã hội hoặc chất lượng sống tại gia đình kém. Một số nước đã có động thái cải thiện cụ thể, thiết thực. Trong khi Úc lựa chọn lan tỏa điều tích cực, dạy trẻ cách tìm kiếm những điều tốt đẹp xung quanh và chia sẻ điều đó với những người khác; đồng thời nhận diện những khía cạnh cảm xúc/suy nghĩ tiêu cực, từ đó có thể kiểm soát và thay đổi thì từ giữa năm 2018, các trường học ở thủ đô Delhi của Ấn Độ đã có thêm môn học "hạnh phúc" bên cạnh các môn toán, văn, lý, hóa… nhằm tăng cường sức khỏe tinh thần và giúp các học sinh hạnh phúc hơn thì con đường hạnh phúc của Phần Lan là lựa chọn cho trẻ em: chơi sớm, học muộn, học ít mà phát triển bền vững. Tại Phần Lan - quốc gia có hệ thống trường học toàn diện, luôn được xếp hạng là một trong những hệ thống giáo dục có chất lượng cao nhất ở châu Âu trong 18 năm qua, nền tảng để trẻ học tốt và luôn cảm thấy hạnh phúc ở trường được gây dựng từ nhiều năm trước lúc trẻ chính thức đi học khi 7 tuổi. Tại các trường mầm non, người ta không chú trọng tới toán, đọc hay viết (chỉ được dạy khi chúng 7 tuổi và bắt đầu vào lớp 1). Bà Tiina Marjoniemi, giám đốc Trung tâm giáo dục mầm non Franzenia, nói: "Chúng tôi tin rằng trẻ dưới 7 tuổi chưa sẵn sàng để học. Chúng cần thời gian để chơi và hoạt động thể chất. Đó là thời gian dành cho sáng tạo". Những năm đầu đời với trẻ ở Phần Lan chỉ là phát triển sức khỏe và tinh thần hạnh phúc. Các trường mầm non sẽ dạy trẻ phát triển các thói quen xã hội tốt như học cách kết bạn và tôn trọng người khác, biết tự phục vụ, làm giàu ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, chú trọng hoạt động thể chất (ít nhất 90 phút chơi ngoài trời mỗi ngày). Báo Guardian dẫn ý kiến của chuyên gia giáo dục Phần Lan Pasi Sahlberg: "Trường mầm non ở Phần Lan … Mục đích chính của nó là đảm bảo cho trẻ trở thành những công dân hạnh phúc và có trách nhiệm".
2. Các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục Phần Lan và việc hiện thực hóa tại Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại
2.1. Quan điểm, triết lý giáo dục
Bộ GD quốc gia Phần Lan nêu quan điểm: Mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống. Tuyên ngôn đơn giản nhưng chứa đựng triết lý nhân văn sâu sắc là căn cứ để lựa chọn các phương pháp giáo dục trong suốt quá trình học tập từ MN đến TH, THCS, THPT và là điểm cốt lõi xuyên suốt CTGD (thể hiện ở sự lựa chọn PPGD, xây dựng môi trường GD, đào tạo GV...). Tân Thời Đại và Fun Academy thống nhất cao trong việc lựa chọn quan điểm này làm Triết lý giáo dục của Hệ thống GD TTĐ và tại các Trường học Phần Lan của Tân Thời Đại với sự hợp tác với Fun Academy.
2.2. Các nguyên tắc giáo dục Phần Lan
Có 7 nguyên tắc cơ bản trong giáo dục Phần Lan:
(1) Trẻ cảm thấy an toàn;
(2) Trẻ được đánh giá và tôn trọng cho dù trẻ là ai;
(3) Trẻ được làm những điều mình thích;
(4) Trẻ được chăm sóc giáo dục trong môi trường hoạt động truyền cảm hứng;
(5) Trẻ được mắc lỗi/được sai và (người lớn) vui vẻ với lỗi của trẻ còn trẻ được học điều đúng đắn từ những sai đó
(6) Trẻ tiếp nhận tri thức &trải nghiệm theo cách riêng của mình, cách mà trẻ thích
(7) Trẻ được hình thành thói quen tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh – thói quen học tập.
Những nguyên tắc này, cho thấy, trong quá trình giáo dục, trẻ không chỉ là là trung tâm, mà hơn thế, ngay từ đầu (và trong suốt quá trình học tập từ MN đến PT và đại học), trẻ được lựa chọn, quyết định học cái gì? Học như thế nào? Và người lớn - các lực lượng mà chúng ta quen nói Nhà trường, Gia đình và Xã hội đáp ứng các yêu cầu về môi trường chăm sóc giáo dục an toàn, truyền cảm hứng, khuyến khích trẻ vượt qua các thử thách để trẻ có thói quen học tập, sáng tạo…
Các nguyên tắc này được quán triệt, cụ thể hóa thành các phương pháp tiên tiến, hiện đại và hiện thực hóa trong từng lĩnh vực và môn học với từng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, và ở mọi nơi, mọi chỗ.
2.3. Các phương pháp tiên tiến đang được áp dụng tại Phần Lan
a. Học tập dựa trên hiện tượng (Phenomenon – based learning)
b. Học tập vui vẻ (Fun learning)
c. Học tập cả ngày (All day learning)
d. Học tập qua trò chơi (Learn through playing)
e. Học tập theo dự án (Project – based learning)
Đây là 5 phương pháp giáo dục đang được triển khai ở các nước tiên tiến; cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam quán triệt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên việc áp dụng ở mỗi quốc gia là không đồng đều.
Tại Phần Lan, khi Chính phủ cho phép các công ty đóng gói chuyển giao trọn bộ 5 phương pháp và mang thương hiệu quốc gia Phần Lan thì PPGD Phần Lan thực sự trở thành phương pháp của các phương pháp tiên tiến nhất. Trong đó, fun learning là phương pháp dẫn dắt, đem đến cho trẻ sự hung phấn và niềm vui trong học tập, để trẻ tự tin và yêu thích việc học, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập suốt đời.
2.4. Các kĩ năng cần đạt
(Còn tiếp)