Khi nói đến du học Phần Lan, phần lớn thường chỉ nghĩ đến các trường đại học với chương trình cử nhân hoặc thạc sĩ. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề (VET – Vocational Education and Training) của Phần Lan lại là một lựa chọn thiết thực, hiệu quả và đang ngày càng được nhiều học sinh quốc tế quan tâm – đặc biệt là học sinh Việt Nam.
Dưới đây là một số hiểu nhầm phổ biến mà nhiều phụ huynh và học sinh mắc phải khi tìm hiểu về con đường du học nghề tại Phần Lan – kèm theo sự thật để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Đây là quan niệm rất phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tại Phần Lan, học nghề không bị xem nhẹ. Ngược lại, hệ thống đào tạo nghề được xem là một phần thiết yếu trong xã hội và nền kinh tế. Học nghề tại Phần Lan là lựa chọn có giá trị thực tế cao, không phải là “bước lùi” trong giáo dục. Và vì mục tiêu nghề nghiệp và định hướng của mỗi người khác nhau, vậy nên du học nghề có thể là con đường phù hợp nhất với hướng đi nhiều người.
Gần 50% học sinh sau trung học phổ thông tại Phần Lan chọn học nghề thay vì đại học (theo thống kê từ Finnish National Agency for Education – EDUFI).
Các chương trình VET tại Phần Lan có chất lượng kiểm định quốc gia, đảm bảo chuẩn đầu ra và tỷ lệ việc làm cao.
Người học nghề hoàn toàn có thể học tiếp lên các trường đại học ứng dụng (University of Applied Sciences – UAS) nếu có nhu cầu nâng cao trình độ.
Không hoàn toàn đúng. Dù phần lớn các chương trình học nghề tại Phần Lan được giảng dạy bằng tiếng Phần Lan hoặc Thụy Điển, hiện nay đã có một số trường công lập triển khai các chương trình học bằng tiếng Anh, hoặc hỗ trợ học sinh học tiếng Phần trước khi vào học nghề chính thức, các trường tiêu biểu như:
Trường Omnia (Espoo), Vamia (Vaasa), Careeria (Vantaa), Riveria (Joensuu)... có chương trình học nghề bằng tiếng Anh hoặc lộ trình dự bị tiếng Phần.
Trong ngành như practical nurse hoặc hospitality, học sinh được học tiếng Phần song song trong thời gian học nghề để chuẩn bị cho kỳ thực tập.
Thực tế: Một số trường yêu cầu học sinh quốc tế tham gia phỏng vấn hoặc làm bài test tiếng Phần riêng của trường – không cần nộp bằng chứng CEFR chính thức, nhưng cần có trình độ tương đương A2–B1 để theo học tốt. Vậy nên không biết tiếng Phần không phải là rào cản tuyệt đối. Bạn có thể bắt đầu từ chương trình học bằng tiếng Anh hoặc học tiếng Phần trước khi vào nghề.
Sự thật là Phần Lan đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trong nhiều ngành nghề thiết yếu.Du học nghề không chỉ giúp bạn có kỹ năng thực tế mà còn là một trong những con đường nhanh nhất để gia nhập thị trường lao động tại Phần Lan. Các ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực tại Phần Lan như
Chăm sóc sức khỏe & dịch vụ xã hội
Công nghệ thông tin (ICT)
Nhà hàng – khách sạn
Cơ khí & kỹ thuật điện
Theo dữ liệu từ EDUFI và TEM (Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan):
Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp VET tại Phần Lan là 73% (năm 2023).
Với những ngành thiếu hụt lao động nghiêm trọng như Practical Nurse, tỷ lệ có việc làm có thể lên đến 85–90% trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp.
Học sinh quốc tế có thể làm thực tập có lương và tiếp tục làm việc tại chính công ty đã thực tập sau khi tốt nghiệp.
Trên thực tế, học nghề là một trong những hướng đi hợp pháp và có khả năng định cư cao nhất tại Phần Lan. Du học nghề có thể là một phần trong lộ trình định cư hợp pháp tại Phần Lan, nếu bạn học nghiêm túc và có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng.
Visa học nghề được cấp cho toàn bộ thời gian học, kể cả thời gian học tiếng nếu theo chương trình chính thống của trường công lập.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể xin gia hạn thẻ cư trú 2 năm để tìm việc hoặc chuyển sang giấy phép lao động nếu có công ty tuyển dụng.
Thời gian học và làm việc đều được tính vào thời gian cư trú để xét thẻ định cư dài hạn (continuous permit) và sau đó là thẻ cư trú vĩnh viễn (permanent residence).
Học nghề tại Phần Lan là một lựa chọn chất lượng, thực tế và phù hợp với nhiều học sinh Việt Nam – đặc biệt là những bạn muốn sớm có kỹ năng, thu nhập ổn định và cơ hội sống, làm việc lâu dài tại châu Âu. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu đúng thông tin, xác định rõ mục tiêu và lựa chọn chương trình phù hợp với năng lực ngôn ngữ và định hướng nghề nghiệp.
TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC TÂN THỜI ĐẠI