TIẾT KIỆM VÀ TÁI SỬ DỤNG
Ngày... Tháng... Năm
Con thật là một em bé may mắn khi con là đứa con đầu tiên của ba mẹ, đứa cháu đầu tiên của của nhà. Cả nhà dồn hết tình yêu cho con. Ba mẹ cũng không phải quá khó khăn nên con có rất nhiều quần áo, đồ chơi và tất nhiên, con ko sử dụng kịp rất nhiều.
Hôm nay mẹ học được một bài học từ mẹ của bạn con (hơn con 1.5 nhưng chung lớp), cũng là hàng xóm của mình. Cô ấy đem qua 1 bọc đồ to, cô ấy nói đồ người khác đem cho con cô ấy, giờ cô ấy cho lại con. Bọc đồ size 110(cm) bao gồm quần áo khoác, nón, găng, giày, quần áo đi chơi, đi học, đồ bơi v.v... Mẹ tất nhiên nhận và vô cùng cảm kích vì đồ rất mới, có những đồ hiệu mắc tiền, trong khi lúc đó con mới mặc size 92(cm), nghĩa là phải 1-2 năm sau con mới mặc vừa. Ba con cằn nhằn giữ chi chật nhà, mẹ cố thuyết phục " Đồ tốt mà, để dành đến lúc cần"
Rồi đến sinh nhật con cô ấy mấy tháng sau, mẹ mua 1 cái đầm size 116(cm) tặng lại, thì hôm sau cô ấy đem qua hỏi mẹ có thể đem đổi/trả được ko vì con cô ấy mới mặc size 110?!?! Mẹ quá ngạc nhiên hỏi cô ấy tại sao lại cho con bọc đồ mà ko để dành? Cô ấy nói vì cô ấy muốn con cô ấy học tính giản dị, biết vừa và đủ. Mỗi thể loại đồ có số lượng nhất định, nếu thêm vào bao nhiêu thì phải bớt bấy nhiêu cái ra, kể cả đồ chơi. Đồ nào con chật, ngắn, cô ấy sẽ đi mua (ghé tiệm đồ cũ trước, ko có mới ghé tiệm đồ mới - cô ấy nhà rất khá giả), mua đúng số lượng cần, ko mua dư, dù có là sale đi chăng nữa.
Mẹ nghe cô ấy nói mà mà quá mắc cỡ, vì mẹ đang trữ đồ cho con đến tận lúc con 5-6 tuổi, và dĩ nhiên mẹ thường hay quên con có gì và mẹ tiếp tục mua sắm tiếp cho con, nhất là những dịp hạ giá.
May mắn cho mẹ, trường mẫu giáo của con tổ chức hội chợ đồ cũ vào mỗi đợt thay mùa (tháng 9: mọi người dọn dẹp và bán đồ xuân hè, tháng 4: dọn dẹp đồ thu đông). Trường tổ chức hội chợ trong khuôn viên của trường, tùy thời tiết mà hội chợ được bày ngoài sân hay trong nhà. Mỗi gia đình được trường sắp sẵn cho 1 cái bàn để bày đồ bán. Đồ được chia theo mùa, theo size, giặt ủi thơm tho cẩn thận. Đồ nào bán thì chỉ cần dán giá lên, đồ nào cho miễn phí thì để riêng. Các cô giáo làm bánh ngọt, trà/ cafe, bán thêm để lấy tiền cho một sự kiện gì đó mà các bé sẽ tham dự (Ví dụ: Coi xiếc vào dịp lễ Tạ ơn, giá vé 8€/bé), phụ huynh cứ thế mà vui vẻ ủng hộ, thiếu bao nhiêu vé thì trường bù, chứ ko có kiểu bé nào ba mẹ đóng tiền cho thì được đi.
Mẹ rất thích hội chợ này, vì phụ huynh có dịp giao lưu, làm quen với nhau, nhất là các bé chơi thân với nhau, phụ huynh có thể xin phép nhau cho con họ đến chơi, hoặc ngủ lại 1 đêm với bạn.
Các con thì học cách giữ gìn đồ cẩn thận để còn đem bán lấy tiền mua đồ chơi khác. Học cách cân nhắc, tính toán với số tiền bán được đồ cũ, con có thể mua được gì?
Còn được ba mẹ mở cho một tài khoản ngân hàng với tên con, bà mẹ quản lý. Ba con rất nghiêm khắc với mẹ về tài khoản của con, mẹ ko được tuỳ thích sử dụng. Từ khi còn sinh ra ba con đã gửi số tài khoản của con cho mọi người trong gia đình nếu ai có ý muốn tặng con tiền cho các dịp sinh nhật, giáng Sinh,v.v... thì có thể gửi thẳng cho con. Tiền của con sẽ được sử dụng vào các môn con học thêm như bơi lội, đàn, nhảy... Hay mua sách, đi cắm trại khi còn lớn,v.v...
Sau khi con lựa chọn đồ chơi ko chơi nữa, con cũng ko muốn mua gì thêm, ba mẹ sẽ bỏ vào tài khoản cho con cộng thêm chút tiền lời ;)
Việc tổ chức hội chợ đồ cũ này của nhà trường đã dạy cho các con từ nhỏ về việc tái sử dụng để bảo vệ môi trường, dạy các con về toán học, về kinh doanh, về nghiệp vụ bán hàng, marketing ;) Qua đó mẹ cũng học được: trẻ con mặc đồ đã qua sử dụng là một cách bảo vệ da của trẻ khỏi tác hại của các hoá chất trong quần áo khi còn mới, đồ được giặt qua nhiều nước, tránh cho bé bị dị ứng da, mẩn ngứa.
Mẹ cũng tự nhìn lại bản thân mình và áp dụng cho chính mẹ, cảm ơn trường mẫu giáo của con.