Nhật ký 1872 ngày mẫu giáo của Jolie - Lỳ (Phần 9) Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Tiếp nối loạt bài viết về nhật ký học mẫu giáo của bé Jolie, phần 9 này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn điểm khác biệt giữa phương pháp giáo dục quốc tế so với Việt Nam, đó là cách giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Ngày... Tháng... Năm...
Con biết nói rất sớm, từ 8 tháng tuổi còn đã biết nói các từ đơn, nhận biết con vật, màu sắc, hình dáng. 1 tuổi con biết đọc số, cờ các nước, và nói cả câu ngắn. 2 tuổi còn đã trình bày được điều mình muốn. 3 tuổi còn đã lý sự được với mẹ rất nhiều.
Sở dĩ con được vậy cũng nhờ những người y tá ở đây chăm con và truyền đạt kiến thức cho mẹ từ những ngày đầu, họ cũng là những nhà giáo, nhà tâm lý trong bộ áo blu trắng. Mẹ được dạy rằng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chỉ có ba mẹ là người làm tốt nhất, và phải thực hành ngay khi còn mới sinh chứ không phải chờ đến lúc con biết nói mới dạy. Vì các em bé chậm nói là các em bé có rất ít vốn từ vựng.
Khi con mới sinh, mẹ luôn áp dụng phương pháp miêu tả với con. Ví dụ: khi thay tã cho con mẹ luôn mô tả từng hành động đang làm, khi con tắm, mẹ tưởng tượng và kể cho con về câu chuyện con là con tàu, trôi bềnh bồng trên mặt biển mát lạnh; khi mẹ đẩy xe đẩy con ra ngoài chơi, dù con chưa hiểu, chưa nói được, nhưng mẹ biết con rất thích. Mẹ miêu tả cho con nghe cảnh vật xung quanh bốn mùa khác nhau. Mùa xuân chim líu lo, cây đâm chồi nảy lộc. Mùa hè hoa nở, nắng vàng rực. Mùa thu cây thay  lá vàng, lá đỏ, và lá rơi la đà. Mùa đông khắp nơi phủ màu trắng tinh khiết của tuyết trắng, và băng.
Mọi người cười giễu mẹ cứ lảm nhảm nói chuyện một mình, nhưng đến khi gần 2 tuổi, con đã nhận ra sự thay đổi của các mùa và miêu tay chính xác, mọi người tán thán con thông minh, riêng mẹ, mẹ hiểu được sự "lảm nhảm" của mẹ được đền đáp, con nhớ và để ý được những điều đó.
Còn biết nghe lời không phải bởi vì con ngoan, luôn nghe theo lời ba mẹ, mà theo mẹ vì ba mẹ đã giải thích cho con rõ ràng và con hiểu ý nghĩa lời ba mẹ nói một cách nghiêm túc.


Mẹ để ý thấy ông bà, hay các cha mẹ Việt ở đây hay mắc sai lầm không nêu rõ sự vật, sự việc cho trẻ, vì vậy trẻ ko hiểu tính chất sự vật, sự việc, và trẻ tiếp tục muốn được khám phá.
Khi con bắt đầu biết bò, con muốn khám phá mọi thứ xung quanh kể cả ổ điện. Ba con đã giải thích cho con tại sao lại có ổ điện, dòng điện đối lưu như thế nào, tác hại của điện giật ra sao. Mẹ cứ bò ra cười vì cao siêu quá sao con hiểu được, cứ đi theo con mà canh, mà bịt hết ổ điện lại như các cha mẹ khác làm là xong. Nhưng thật ngạc nhiên, con nghe chăm chú và ko bao giờ đụng vào ổ điện hay các vật dụng được ba mẹ nhấn mạnh: Nguy hiểm!

Bà ngoại hay nói :"Con đừng đụng vô cái ĐÓ, NÓ nóng lắm", mẹ phải sửa lại liền "Con đừng đụng vô cái LY bằng THỦY TINH/ NHỰA, hình TRỤ, CAO, vì nó đang đựng NƯỚC NÓNG, nó có thể làm con bị BỎNG, nghĩa là ĐAU RÁT tay"
Khi con bắt đầu chạy nhảy, leo trèo, mẹ dặn con không được leo ra ngoài balcony, vì ở dưới có xe chạy qua lại, con trượt chân ngã xuống xe sẽ không thấy con và tránh kịp.

Đấy chính là phương pháp dạy con phát triển ngôn ngữ của mẹ. Mẹ cố gắng miêu tả thật nhiều, dùng càng nhiều danh từ, tính từ càng tốt, và mẹ thấy vốn từ của con rất phong phú. Con đã có thể bắt bẻ mẹ khi mẹ gọi "Jolie bé bỏng của mẹ ơi", con yêu cầu mẹ nói lại là "Jolie bé xíu chứ không phải bé bỏng, vì Jolie không bị bỏng" 😂



Khi con bắt đầu đi học, cô giáo dạy con ngôn ngữ tiếng Phần Lan bằng hình thức dùng các thẻ bài, có hình và chữ trên đó. Khi cô đưa sữa cho con, cô sẽ đưa thẻ đó cho con đồng thời phát âm từ đó, chỉ cần 1-2 lần như vậy còn sẽ phát âm từ đó khi con muốn.

Con học tiếng Việt với mẹ khá tốt, tiếng Phần Lan chậm hơn, nhưng đến giờ 3 tuổi, con đã có thể dịch cho bà nội- bà ngoại 2 chiều. Và năm sau, khi con 4 tuổi, con sẽ bắt đầu học trường tiếng Anh, mẹ biết thêm ngoại ngữ mới là mẹ càng khó khăn hơn trong việc giữ tiếng mẹ đẻ cho con, nhưng mẹ tin rằng nếu mẹ quyết tâm, mẹ sẽ làm được. Và thật sự, 3 ngôn ngữ chưa phải là hết, vì một đứa trẻ có ba/mẹ là người nước ngoài, sẽ nói được ít nhất 4 ngoại ngữ theo chương trình dạy học ở trường Phần Lan là: tiếng mẹ đẻ, tiếng Phần, tiếng Thuỵ Điển (là 2 tiếng quốc ngữ ở Phần Lan), tiếng Anh
( Một người Phần Lan được dạy ở trong trường phổ thông 4-5 loại ngôn ngữ phổ biến, trong đó có luôn cả tiêy mẹ đẻ của bé. Ba của Jolie nói được 7 thứ tiếng: Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Việt, Trung Quốc, Nga, Đức.)

Tin liên quan
✈️ HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH SAFE TIẾP TỤC LÊN ĐƯỜNG SANG PHẦN LAN! 🇫🇮
📍 Ngày 20/3/2025, thêm một nhóm học sinh Tân Thời Đại ở cả đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã lên đường sang Phần Lan theo lộ trình SAFE. Đây là nhóm thứ hai trong năm nay bay sang Phần Lan để học tiếng Phần trực tiếp, mở ra một chương mới đầy hứng khởi trên con đường chinh phục ước mơ của các em.
✈️ HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH SAFE LÊN ĐƯỜNG SANG PHẦN LAN - KHỞI ĐỘNG HÀNH TRÌNH DU HỌC! 🇫🇮
Tối ngày 11/03/2025, tại hai đầu cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhóm học sinh Tân Thời Đại khóa 2025 đã chính thức lên đường sang Phần Lan để học tiếng Phần trực tiếp theo lộ trình SAFE.
PHẦN LAN CÓ AN TOÀN ĐỂ DU HỌC TỪ BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?
HỘI THẢO ONLINE ĐẶC BIỆT DÀNH CHO PHỤ HUYNH & HỌC SINH QUAN TÂM ĐẾN DU HỌC PHẦN LAN!
CẠNH TRANH KHỐC LIỆT ĐỂ THI VÀO 10, CÒN GIẢI PHÁP NÀO KHÁC?
Thời gian qua, báo chí đưa tin dự kiến năm nay sẽ có hàng chục nghìn học sinh Hà Nội sẽ trượt lớp 10 công lập, như vậy, nếu tính cả các thành phố lớn khác của Việt Nam thì con số này sẽ là hàng trăm ngìn. Vậy còn giải pháp nào khác?
LỘ TRÌNH TỐI ƯU CHO HỌC SINH DU HỌC BẬC THPT PHẦN LAN SỚM TỪ LỚP 7
Điều kiện để học sinh tham gia chương trình Du học Phần Lan bậc THPT là học sinh cần tốt nghiệp bậc THCS, tuy nhiên, để trang bị trình độ tiếng Phần tốt, tương đương B1.1, các em học sinh nên được tham gia sớm từ khi còn học lớp 7-8, thậm chí lớp 6 nếu được.
ĐIỂM LẠI NHỮNG HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC TÂN THỜI ĐẠI NĂM 2024
Năm 2024 là một năm đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, khẳng định tầm nhìn, khát vọng tiên phong đổi mới giáo dục Việt Nam, hội nhập quốc tế. Theo đó, với hàng loạt các hoạt động, sự kiện xoay quanh trọng tâm nâng cao chất lượng giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, mở rộng cơ hội học tập trong cộng đồng giáo dục quốc. Cùng điểm lại những sự kiện, hoạt động nổi bật của Hệ thống trong năm 2024.