XÂY DỰNG SỨC MẠNH TÂM LÝ
Ngày...tháng ...năm...
Hôm nay cô giáo gửi mẹ bản nội quy dành cho các con ở trường mẫu giáo. Cô nói: ba mẹ cần đọc và cùng áp dụng để thống nhất trong việc giáo dục con.
Mẹ rất thích bản nội quy này, vì nó hoàn toàn không giống các bản nội quy từ khi mẹ học mẫu giáo đến đại học ở VN như là : đi học đúng giờ, đến lớp phải chào cô, giữ trật tự, vệ sinh, chăm chú nghe giảng,v.v.... Bản nội quy cô đưa và những lời giải thích của cô, làm mẹ tự tin hơn vì mẹ cũng đã làm theo được phần nào đó.
1. Không được cư xử thô lỗ, nói lời không hay, thô tục với người khác.
2. Không làm phiền người khác nếu họ tỏ thái độ không thích, và cũng có quyền yêu cầu người khác không làm phiền mình.
3. Không tự ý lấy đồ của người khác khi chưa được sự đồng ý. (Nếu không phải đồ của mình thì chắc chắn nó thuộc về một người nào đó).
4. Không cô lập, bắt nạt bạn bè .
5. Có quyền tự quyết định về đồ đạc của mình, không cần nhường nếu mình ko muốn.
6. Có quyền từ chối, nói "không" với điều mình không muốn,không thể.
7. Phải luôn đặt đồ đạc trở lại đúng vị trí ban đầu.
8. Phải chờ đến lượt mình.
9. Phải biết nói lời "cảm ơn" khi được giúp đỡ;
10. Phải biết nói lời "xin lỗi" khi làm sai, làm phiền người khác.
*Ở trường con có 1 bảng có hình ảnh thật các món đồ chơi có trong lớp, và các con dùng ký hiệu cá nhân của mình để "book" trước mình muốn chơi trò nào, và thứ tự con phải xếp hàng chờ với các bạn.
Mẹ rất thích cách cô giải thích về các quy tắc được xây dựng rất linh hoạt và ứng dụng trong từng hoàn cảnh một cách linh hoạt, có tình.
Mẹ đã từng nhận ánh mắt khó chịu của những bà mẹ khác ở sân chơi chung, khi mẹ nói với con của họ "Con phải chờ tới lượt con, vì bạn Jolie đang chơi trò này", hoặc con của bạn mẹ, hay các em bé nhỏ họ còn đến nhà chơi, mẹ ko bao giờ nói "Con nhường cho khách/ em bé đi" mà mẹ sẽ hỏi con " Con có muốn giới thiệu, chia sẻ đồ chơi của mình ko? Vì mọi người sẽ cùng chơi rất vui. Nhưng nếu con chưa sẵn sàng bạn/em có thể chờ" Vì mẹ muốn con học được sự tôn trọng, cái gì thuộc quyền sở hữu của con, con có quyền quyết định, ko ai có quyền ép con, và ngược lại.
Con có quyền bày tỏ ý kiến, thái độ nếu con cảm thấy không thoải mái, ko an toàn. Con có thể nói "Không, cám ơn ạ" khi ai bắt con làm gì đó con không thích như mẹ hay bà bắt con ăn quá nhiều, ăn món con ko thích. Hay như ba con/ cô giáo/ bạn bè yêu cầu con thử 1 trò chơi mới con cảm thấy không an toàn...
Khi con nói đúng " Không ạ, con cám ơn" mọi người sẽ tôn trọng con và ko bắt con làm theo ý mọi người.
Cô nói cô biết sẽ khó cho mẹ, cho gia đình bên ngoại chấp nhận được việc này, nhưng mẹ hiểu, và mẹ biết mẹ phải học cách tôn trọng con.
Mẹ tin rằng những quy tắc này sẽ giúp con xây dựng được sức mạnh tâm lý, tính cách vững vàng. Nó sẽ giúp con luôn cảm thấy an toàn, con sẽ sống chung với môi trường, với xã hội, với mọi người xung quanh một cách có nề nếp và trật tự.