Nhật ký 1872 ngày mẫu giáo của Jolie - Lỳ (Phần 2)

Jolie là một cô bé mang hai dòng máu Việt Nam và Phần Lan. Mẹ hay đùa gọi con là "Jo lỳ", riết rồi thành "Lỳ ơi". Con may mắn được sinh ra ở Phần Lan, nơi mẹ mới được đặt chân đến không lâu, nơi mẹ còn nhiều bỡ ngỡ, nên mỗi ngày con lớn lên cũng là mỗi ngày mẹ có thêm một trải nghiệm. Tracy – Mẹ của Jolie đã ghi lại những trải nghiệm đó, như những kỉ niệm đẹp của mẹ và con, sau này dành tặng con gái của chị.

NHẬP HỌC

Ngày... Tháng... Năm...
Ngày con nhập học, cô hiệu trưởng đồng ý cho ba/mẹ được ở trường cùng con một tuần, để con quen dần. Cô nói mẹ nên cho con mang theo một đồ chơi, đồ vật  - người bạn thân thiết nhất của con. Mẹ cho em gấu bông theo con. 

Cùng ngày con đến trường, có một bạn 10 tháng tuổi, cũng là ngày đầu tiên đến trường, nhưng mẹ của bạn không ở lại cùng. Mẹ đã chứng kiến cô giáo địu em bé luôn khóc không ngớt mấy tiếng vì nhớ mẹ. Cô giải thích: không đổi tay cho cô giáo khác vì: Cô đang tạo lòng tin và muốn mang cho em bé cảm giác an toàn nhất, đổi người bé sẽ khó thích nghi. Mẹ cảm phục cô quá. Làm sao cô có thể kiên nhẫn và chịu đựng được tiếng khóc xé tai của một đứa trẻ xa lạ trong từng ấy tiếng đồng hồ? Và mẹ quyết định, mẹ sẽ không ở với con cả tuần nữa.


Ngày thứ hai, mẹ nói trước với con rằng mẹ phải đi làm, và cô sẽ đón con ở cửa lớp. Con dạ dạ, vâng vâng, nhưng đến khi mẹ trao con cho cô, con oà khóc, tiếng khóc xé tai, xé tim mẹ. Mẹ quay bước đi vội và mẹ cũng vừa đi vừa khóc. Mẹ biết các cô sẽ vất vả hơn vì cả hai em bé đều cùng nhập học một ngày.  Buổi chiều mẹ đón con thật sớm. Con vừa ngủ dậy là mẹ đã có mặt đón con, con khóc sưng cả mắt. Cô nói vì con chỉ biết nói tiếng Việt, nên con nói gì cô không hiểu. Cô và con phải trao đổi, giao tiếp qua hình ảnh là các thẻ, trên đó in hình các vật dụng như ly sữa, ly  nước, đồ ăn, bô... và cô dạy con khi con cần uống nước, hay uống sữa, hay đi toilet con chỉ cần chỉ tay vào hình ảnh. Con kể với mẹ là con gọi "cô ơi, cô ơi bế con" nhưng cô không hiểu nên con khóc. Ba con chỉ cho con bằng tiếng Phần Lan là con phải nói như thế nào.

Ngày thứ ba vừa đến cửa lớp con đã bám chặt lấy mẹ, nhưng mẹ đành lòng lại phải giao con cho cô và chạy vội đi. Mẹ cũng đón con sớm và cô nói hôm nay con đã khóc ít hơn. Cô nhanh chóng dỗ được con và con chơi vui vẻ với các bạn. Em bé kia cũng vậy.

Ngày thứ tư, con đã không còn khóc khi mẹ giao con cho cô.

Ngày thứ 5, con đã vẫy tay chào mẹ ở cửa lớp, và điều đặc biệt hơn cả, là mẹ vô cùng bất ngờ là con bắt đầu giao tiếp tiếng Phần Lan. 

Một tuần ở trường mẫu giáo thôi mà con đã phát triển ngôn ngữ một cách đáng kể...

(Còn tiếp)

Tin liên quan
​ TTD CONNECTION DAY 2025
GẶP GỠ CỘNG ĐỒNG DU HỌC SINH TẠI HÀ NỘI ĐÃ DIỄN RA THÀNH CÔNG VƯỢT MONG ĐỢI.
LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON TÂN THỜI ĐẠI – FUN ACADEMY TẠI HANOI SIGNATURE
Ngày 19/6/2025, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Cổ phần Giáo dục Tân Thời Đại và Tập đoàn Tân Hoàng Minh về việc thành lập Trường Mầm non Tân Thời Đại – Fun Academy tại dự án Hanoi Signature – tọa lạc tại số 6, đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Yêu cầu & Thủ tục Hồ sơ Apply Thạc sĩ Phần Lan (hệ tiếng Anh)
Du học Thạc sĩ tại Phần Lan ngày càng thu hút sinh viên quốc tế vì chất lượng đào tạo cao, học bổng cạnh tranh và cơ hội định cư sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, quy trình nộp hồ sơ khá gắt gao, đòi hỏi ứng viên cần nắm rõ thông tin từ hệ thống, cổng tuyển sinh chính thức của Phần Lan.
Săn học bổng & tối ưu tài chính khi du học Thạc sĩ Phần Lan Du
Du học Thạc sĩ Phần Lan không còn "miễn phí", nhưng vẫn là một trong những lựa chọn có chi phí thấp – học bổng minh bạch – chất lượng cao tại châu Âu.
Ngành học nổi bật bậc Thạc sĩ bằng tiếng Anh tại Phần Lan
Phần Lan nổi tiếng với nền giáo dục định hướng ứng dụng – đổi mới – bền vững. Từ đó, nhiều ngành học bằng tiếng Anh ở bậc Thạc sĩ được thiết kế bám sát xu hướng phát triển toàn cầu, nhu cầu thị trường và lợi thế của từng vùng.