Nhật ký 1872 ngày mẫu giáo của Jolie - Lỳ (Phần 10)

Tiếp nối loạt bài viết về nhật ký học mẫu giáo của bé Jolie, phần 10 này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cách khuyến khích trẻ tưởng tượng và nghệ thuật, giúp trẻ phát triển tư duy hình ảnh tốt hơn.

PHẦN 11: KHUYẾN KHÍCH TRẺ TƯỞNG TƯỢNG - NGHỆ THUẬT VỚI TRẺ NHỎ

Ngày...Tháng... Năm...

Hôm nay kết thúc năm học đầu tiên của con ở trường mẫu giáo, cô giáo trao cho mẹ một file hồ sơ bìa cứng, trong đó có kẹp tất cả các bản vẽ của con. Mẹ phì cười, toàn hình nguệch ngoạc, chả hiểu gì. Cầm về nhà mẹ cho ba con coi, ba con khen con rối rít "Ôi, con gái ba vẽ đẹp quá! Con biết vẽ mưa hả?/ Con vẽ hoa màu vàng hả?/ Con vẽ mẹ hả?..." Mẹ hỏi ba con tại sao lại biết con vẽ gì? Ba nói mẹ hãy đọc kỹ chú thích trong mỗi bức tranh "trừu tượng" của con, cô giáo đều ghi chú con vẽ gì.

Mẹ vô cùng ngạc nhiên và cảm kích, mẹ đã quen với hình ảnh thường thấy ở VN, các bé được cô cầm tay tô màu hoặc vẽ. Ở Phần Lan, không có giờ vẽ riêng, giấy và viết luôn đặt sẵn trên một góc bàn, hoặc con có thể hỏi cô nếu con muốn vẽ bất cứ lúc nào con muốn yên tĩnh. Khi vẽ xong cô mới hỏi con vẽ gì đó, và cô cùng con trao đổi về tác phẩm của con. Cô khuyến khích các bé sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng, vì đây là kỹ năng vô cùng cần thiết cho thế kỷ 21, trí tưởng tượng và nghệ thuật là những thứ máy móc ko bao giờ thay thế được con người.

Các con được chơi đóng kịch với những phục trang có sẵn, và một lần nữa, đây ko phải vở kịch do cô giáo biên soạn, mà các con tự chơi với nhau thôi. Cô kể hôm nay con đóng vai bác sĩ, con biết cách khám bệnh cho cô. Cô hỏi mẹ có phải con vừa đi khám tổng quát ở bệnh viện ko? ( Dưới 1 tuổi khám hàng tháng, trên 1 tuổi khám hàng năm). Mẹ chợt nhớ lại lần đi khám gần nhất, con rất chăm chú nghe bác sĩ giải thích từng việc làm của bác sĩ, và con hợp tác rất tốt khi há miệng nói A, hay im lặng để bác sĩ nghe nhịp tim, soi mũi, soi tai...

Trí tưởng tượng của con rất phong phú, khi ăn cơm con cũng có thể tưởng tượng ra miếng dưa leo cắt tròn là trăng tròn, và nếu con cắn một miếng thì là trăng khuyết.

Cô dặn ba mẹ, con có trí tưởng tượng rất tốt, ba mẹ nhớ khuyến khích và phát triển cho con bằng cách cùng tưởng tượng nối tiếp với con.

Tuổi lên 2 con bắt đầu thích được tự chọn quần áo. Để tránh mất thời gian mỗi buổi sáng, mẹ sẽ cho con chọn từ hôm trước, mẹ treo sẵn để sáng cho con mặc.

Con thích phối đồ ngẫu hứng, nhiều khi tất chiếc màu hồng, chiếc màu xanh. Mẹ kệ. Vì mẹ giải thích với con: con đi học mặc sao cũng được vì đó là môi trường của con, con mặc đẹp bạn khen, con mặc sai/xấu bạn cười. Nếu con đi chơi với bà mẹ, gặp bạn ba mẹ, con phải mặc theo yêu cầu của ba mẹ.

Mẹ học thói quen hay nhắc con ghi nhớ cảnh vật mỗi khi đi du lịch để về vẽ lại để cho ông bà/ bạn/ cô coi những nó con đã đến.

Mẹ nhớ một lần một đoàn giáo dục nước ngoài đến thăm trường mẫu giáo. Khi mọi người mải chụp hình phòng ốc, thì ở góc lớp, một bé gái khen cô hiệu trưởng "Hôm nay cô đeo vòng đẹp quá".Nếu là mẹ, mẹ sẽ đáp lại "Cám ơn con". HẾT! Nhưng cô hiệu trưởng quỳ thấp cạnh con và bắt đầu cuộc hội thoại:

- Cám ơn con, hôm nay cô mặc váy màu xanh, nên cô nghĩ sợi dây màu xanh này sẽ hợp với váy của cô.

- Con cũng có sợi dây màu xanh, nhưng con ko có váy màu xanh.

- Không sao, con thử mặc với váy màu trắng, màu vàng, và màu hồng cũng được nhé. Cô biết chắc con có váy màu hồng phải ko?

Mắt cô bé sáng lên rạng rỡ. Mẹ cảm thấy quá sung sướng khi nghe được cuộc đối thoại đó. Mẹ tin là bé gái đó sẽ là một cô bé biết cách ăn mặc và làm đẹp cho mình, để có thể trở thành một người phụ nữ duyên dáng, thanh lịch và xinh đẹp sau này. 

Lớp mẫu giáo lớn, các con được cô giáo cho đi thăm quan bảo tàng mỹ thuật, mẹ háo hức được đi cùng con, vì mẹ mù tịt về nghệ thuật, mẹ muốn coi các con phản ứng ra sao và cô dạy gì? Mẹ thật ngạc nhiên khi các con nhỏ xíu, ngồi yên trật tự nghe nhân viên bảo tàng thuyết trình về cách xem tranh, về các ẩn dụ, cách phối màu sắc, được hướng dẫn phân tích hành vi của các nhân vật trong tranh qua phương pháp hỏi đáp.

 

Từ trải nghiệm này mà mẹ hiểu hơn tại sao người Việt Nam đa phần đi nước ngoài ít đi bảo tàng, ít tìm hiểu lịch sử. Tại hồi đó đi học phổ thông, lịch sử chỉ là một bộ môn học thuộc, và hội họa chỉ đơn thuần là ngôi nhà, mặt trời, con gà con chó ngọn cỏ bông hoa. Nếu chúng ta được hưởng thụ một nền giáo dục như mấy bạn nhỏ này, thì đất nước chúng mình bây giờ chắc chắn đã khác nhiều rồi. 

Tin liên quan
TRƯỞNG VP GIÁO DỤC TÂN THỜI ĐẠI TẠI PHẦN LAN NHẬN BẰNG KHEN CỦA ỦY BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bà Tracy Nguyễn – Trưởng Văn phòng Giáo dục Tân Thời Đại tại Phần Lan vừa vinh dự góp mặt trong Chương trình Xuân Quê hương 2025 và đại diện cho Hội Trí thức Việt Nam tại Phần Lan nhận bằng khen của Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(HCM) PHỤ HUYNH GẶP GỠ TRỰC TIẾP CÁC HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT PHẦN LAN
Ngày 19/1/2025 tại Q3, TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Tư vấn du học Tân Thời Đại đã tổ chức thành công hội thảo Bridge to the Future – Cầu nối tới tương lai dành cho các phụ huynh và học sinh khu vực phía Nam
CHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC Ý NGHĨA TẠI ĐẠI SỨ QUÁN PHẦN LAN TẠI VIỆT NAM
Ngày 17 tháng 1 năm 2025, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam – Ngài Keijo Norvanto đã tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ quản lý giáo dục Phần Lan tại Văn phòng Đại sứ. Đoàn làm việc gồm các thành viên đoàn Phần Lan. Tham gia buổi gặp mặt, có đại diện cơ quan Quản lý giáo dục quận Hà Đông; đại diện Ban lãnh đạo hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại,cùng các thành viên hệ thống.
(HN) PHỤ HUYNH GẶP GỠ TRỰC TIẾP CÁC HIỆU TRƯỞNG PHẦN LAN TẠI HỘI THẢO BRIGDE TO THE FUTURE
Ngày 12/1/2025 tại Trường ĐHQG Hà Nội số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trung tâm Tư vấn du học Tân Thời Đại đã tổ chức thành công hội thảo Bridge to the Future – Cầu nối tới tương lai.
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO: BÀI HỌC TỪ PHẦN LAN VÀ VIỆT NAM
Ngày 12/01/2025, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) phối hợp với Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý và vận hành Trường học sáng tạo - Bài học từ Phần Lan và Việt Nam
Event sắp tới: Kinh nghiệm Quản lý và Vận hành Trường học Sáng tạo - Bài học từ Phần Lan và Việt Nam
Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại phối hợp với TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC GIÁO DỤC thuộc ĐHQG Hà Nội tổ chức buổi hội thảo, hứa hẹn mang đến những bài học và thảo luận thực tiễn, giá trị