Nhật ký 1872 ngày mẫu giáo của Jolie - Lỳ (Phần 1)

Jolie là một cô bé mang hai dòng máu Việt Nam và Phần Lan. Mẹ hay đùa gọi con là "Jo lỳ", riết rồi thành "Lỳ ơi". Con may mắn được sinh ra ở Phần Lan, nơi mẹ mới được đặt chân đến không lâu, nơi mẹ còn nhiều bỡ ngỡ, nên mỗi ngày con lớn lên cũng là mỗi ngày mẹ có thêm một trải nghiệm. Tracy – Mẹ của Jolie đã ghi lại những trải nghiệm đó, như những kỉ niệm đẹp của mẹ và con, sau này dành tặng con gái của chị.

Nhật ký 18720 ngày mẫu giáo của Jolie - Lỳ

CHUẨN BỊ 

Ngày... Tháng...Năm...

Con đã được 18 tháng, vừa biết đi, đã nói sỏi tiếng Việt, còn tiếng Phần Lan chỉ nghe hiểu. Mẹ phải bắt đầu quay trở lại với công việc của mình. Vì vậy, ba mẹ quyết định gửi con đi học mẫu giáo. Trường mẫu giáo ở Phần Lan nhận trẻ từ 10 tháng tuổi, nhưng ba mẹ muốn dành thời gian nhiều hơn với con nên đến tận bây giờ ba mẹ mới quyết định để con đi học.

Việc ba mẹ cần làm là tìm trường mẫu giáo cho con. Ba mẹ chỉ cần mở Google Maps và tìm 3 trường trong phạm vi bán kính 1- 2 km từ nhà mình (vì theo quy hoạch đô thị của Phần Lan trong phạm vi bán kính 2 km phải có đầy đủ trường mẫu giáo trường, tiểu học, trạm xá siêu thị và các dịch vụ công ích khác), nên việc tìm trường cho con không quá khó khăn, vì chất lượng các trường là đồng đều và cơ sở vật chất cũng như nhau.

Ngay sau đó ba mẹ nhận được thư mời đến tham quan trường của 3 trường mẫu giáo, và cuối cùng ba mẹ quyết định chọn một trường mẫu giáo nhỏ xinh, tuy nhỏ nhưng rất gần nhà, chỉ cần băng qua đường đến trường con rồi. Khi mẹ đi làm, bà nội có thể dễ dàng đi đón con dùm mẹ.

Trường mẫu giáo của con chỉ duy nhất có hai lớp: một lớp cho các bạn từ 10 tháng tuổi cho đến 3 tuổi,   một lớp từ 3 tuổi rưỡi cho đến 6 tuổi (vì tiểu học của Phần Lan bắt đầu từ 7 tuổi.) Mỗi lớp có 15 đến 20 bé và có 3 cô một lớp: một cô chủ nhiệm và 2 cô bảo mẫu.

Mẹ khá ngạc nhiên về sự sắp xếp này, nhưng mẹ được cô hiệu trưởng giải thích rằng, sở dĩ cho bé nhỏ và bé lớn chung một lớp, để cho các bé cảm thấy thân thuộc giống như ở trong gia đình, có anh, có chị, có em. Các bé lớn học được cách chăm sóc, yêu thương các em nhỏ, cũng như, các em bé nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn nhờ quan sát và bắt chước các anh chị lớn.

Một tuần sau, cô giáo chủ nhiệm của con xin lịch hẹn với ba mẹ để đến nhà thăm con. Mẹ quá bất ngờ về điều này, vì mẹ không ngờ cô chủ nhiệm có thể đến tất cả nhà các bé như vậy. Ngày cô đến, cô giới thiệu làm quen với con, rồi cô hỏi ba mẹ về các thói quen, sở thích của con. cô cùng con chơi đồ chơi của con, nói chuyện và hát với con rất tự nhiên, ko quan tâm đến sự tò mò, quan sát của ba mẹ cạnh bên. Con làm quen với cô rất nhanh và có vẻ rất quý mến cô. Cuộc viếng thăm chỉ vỏn vẹn trong vòng 30 phút, nhưng nó đã gỡ đi được tảng đá lo lắng trong lòng mẹ rất nhiều, vì mẹ tin rằng cô sẽ yêu quý con và con sẽ được hưởng một sự chăm sóc tốt nhất từ cô và nhà trường.

Một tháng sau sẽ là ngày nhập học của con, và mẹ chỉ cần chuẩn bị tâm lý cho con, cũng như các vật dụng mà cô đã cẩn thận liệt kê bằng hình ảnh cho mẹ, vì sợ mẹ chưa quen văn hóa và thời tiết, nên sẽ khó khăn trong việc chuẩn bị đồ cho con (Vì ở Phần Lan có bốn mùa rõ rệt, không nên vì thời tiết, mà các con phải ở ru rú trong nhà. Nên dù trời mưa, hay tuyết rơi, các con chỉ cần mặc đúng đồ là có thể tận hưởng và trải nghiệm với thiên nhiên một cách an toàn nhất.)

Mẹ chuẩn bị cho con một bộ đồ mưa, một đôi ủng đi mưa, vài bộ đồ để thay nếu con ăn bị ướt. Trời nắng thì có thêm kem chống nắng, mắt kiếng, nón. Mùa đông dù là - 10 độ, bộ đồ tuyết của các con cũng đủ ấm, để các con vẫn giữ thời khóa biểu : 1 ngày 2 lần ra ngoài chơi, mỗi lần một tiếng rưỡi.

Tất cả đồ dùng của con đều phải được ghi tên trên đó để con học nhận biết tên của mình, đồng thời để tránh thất lạc với đồ của các bạn khác.

Mỗi ngày mẹ và con đều cùng hát các bài hát tự biên về trường mẫu giáo, rằng cô giáo và các bạn, cũng như các bạn đồ chơi, đang chờ đón con, ai cũng mong được gặp con và con cũng rất mong mỏi được đến trường...

Tracy Trang Kaulo

 

Tin liên quan
✈️ HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH SAFE TIẾP TỤC LÊN ĐƯỜNG SANG PHẦN LAN! 🇫🇮
📍 Ngày 20/3/2025, thêm một nhóm học sinh Tân Thời Đại ở cả đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã lên đường sang Phần Lan theo lộ trình SAFE. Đây là nhóm thứ hai trong năm nay bay sang Phần Lan để học tiếng Phần trực tiếp, mở ra một chương mới đầy hứng khởi trên con đường chinh phục ước mơ của các em.
✈️ HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH SAFE LÊN ĐƯỜNG SANG PHẦN LAN - KHỞI ĐỘNG HÀNH TRÌNH DU HỌC! 🇫🇮
Tối ngày 11/03/2025, tại hai đầu cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhóm học sinh Tân Thời Đại khóa 2025 đã chính thức lên đường sang Phần Lan để học tiếng Phần trực tiếp theo lộ trình SAFE.
PHẦN LAN CÓ AN TOÀN ĐỂ DU HỌC TỪ BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?
HỘI THẢO ONLINE ĐẶC BIỆT DÀNH CHO PHỤ HUYNH & HỌC SINH QUAN TÂM ĐẾN DU HỌC PHẦN LAN!
CẠNH TRANH KHỐC LIỆT ĐỂ THI VÀO 10, CÒN GIẢI PHÁP NÀO KHÁC?
Thời gian qua, báo chí đưa tin dự kiến năm nay sẽ có hàng chục nghìn học sinh Hà Nội sẽ trượt lớp 10 công lập, như vậy, nếu tính cả các thành phố lớn khác của Việt Nam thì con số này sẽ là hàng trăm ngìn. Vậy còn giải pháp nào khác?
LỘ TRÌNH TỐI ƯU CHO HỌC SINH DU HỌC BẬC THPT PHẦN LAN SỚM TỪ LỚP 7
Điều kiện để học sinh tham gia chương trình Du học Phần Lan bậc THPT là học sinh cần tốt nghiệp bậc THCS, tuy nhiên, để trang bị trình độ tiếng Phần tốt, tương đương B1.1, các em học sinh nên được tham gia sớm từ khi còn học lớp 7-8, thậm chí lớp 6 nếu được.
ĐIỂM LẠI NHỮNG HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC TÂN THỜI ĐẠI NĂM 2024
Năm 2024 là một năm đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, khẳng định tầm nhìn, khát vọng tiên phong đổi mới giáo dục Việt Nam, hội nhập quốc tế. Theo đó, với hàng loạt các hoạt động, sự kiện xoay quanh trọng tâm nâng cao chất lượng giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, mở rộng cơ hội học tập trong cộng đồng giáo dục quốc. Cùng điểm lại những sự kiện, hoạt động nổi bật của Hệ thống trong năm 2024.