KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO: BÀI HỌC TỪ PHẦN LAN VÀ VIỆT NAM

Ngày 12/01/2025, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) phối hợp với Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý và vận hành Trường học sáng tạo - Bài học từ Phần Lan và Việt Nam

Ngày 12/01/2025, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) phối hợp với Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý và vận hành Trường học sáng tạo - Bài học từ Phần Lan và Việt Nam,”. Mục đích của hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quản lý và cách thức vận hành trường học sáng tạo tại các nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, giáo dục cần chuyển đổi từ mô hình truyền đạt kiến thức truyền thống sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Đây là mục tiêu cốt lõi trong việc xây dựng và vận hành các trường học sáng tạo.

Tham dự hội thảo có đại diện của Trường Đại học Giáo dục PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng, TS. Chu Thị Hồng Nhung, Giám đốc Trung tâm CERA, PGS.TS. Nguyễn Chí Thành - Trưởng Khoa Sư Phạm - Trường ĐHGD, PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền Phó Trưởng Khoa Sư Phạm. Đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại – Bà Phạm Thị Lam, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, ThS. Đào Thị Thu Thảo - Phó Tổng giám đốc hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, Ms. Tracy Nguyễn - Trưởng đại diện Tân Thời Đại tại Phần Lan và các nhà quản lý, nhà giáo dục là các hiệu trưởng, giáo viên của các trường THPT Phần Lan.

Các chuyên gia tham dự hội thảo có PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội; Bà Lê Hải Diệu đại Công ty Wise Consulting Finland Oy, PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Thành viên BĐH Mạng lưới quản lý GD Không biên giới, TS. Cao Thị Hồng Nhung, Bộ GD và ĐT, Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng Giáo dục Hà Đông, TS. Bùi Thị Thanh Hương, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật cùng các nhà quản lý và giáo viên các trường TH, THCS, THPT.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Thành Nam (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN) nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của công nghệ, giáo dục không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà phải hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Trường học ngày nay cần trở thành không gian sáng tạo, nơi thúc đẩy tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề và hợp tác hiệu quả.”

Phần Lan, quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Bà Marttiina Sihvola, hiệu trưởng Trường Sulkava, giới thiệu mô hình trường học nhiều cấp – nơi kết hợp nhiều cấp học trong một cơ sở giáo dục. Mô hình này tạo môi trường học tập đa dạng, tăng cường kết nối giữa học sinh và giáo viên qua nhiều năm học, và tối ưu hóa cơ cấu nhân sự.

Báo cáo của Ông Jarkko Veli Petteri – Giám đốc hành chính của Thành phố Rantalsami về Phát triển chuyên môn cho giáo viên (Professional Development for Teachers) nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nâng cao năng lực giáo viên để cải thiện chất lượng giáo dục. Phát triển chuyên môn không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là một phần chiến lược của nhà trường.

Báo cáo của bà Mervi Ala-Kleemola về Quản lý khủng hoảng trong trường học (Crisis Management in Schools) tập trung vào các chiến lược nhằm đảm bảo an toàn và duy trì hoạt động học tập trong các tình huống bất ngờ.

Mô hình đổi mới sáng tạo của Việt Nam được PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) chia sẻ về hệ sinh thái học tập sáng tạo được triển khai tại các nhà trường của thành phố Hà Nội bao gồm các thành tố chính được triển khai là: Chủ thể học tập; Nội dung học tập; Chính sách hỗ trợ.

Bà Phạm Thị Lam, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ về cách thức triển khai giáo dục Phần Lan ở các trường học trong hệ thống nhằm phát triển tối đa tiềm năng của học sinh, cách thức đào tạo đội ngũ và đổi mới quá trình vận hành các nhà trường theo mô hình của giáo dục Phần Lan nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Hội thảo đã thành công trong việc tạo ra một diễn đàn học thuật, nơi các nhà khoa học, chuyên gia và giáo viên từ Việt Nam và Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành trường học sáng tạo. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát triển một nền giáo dục toàn diện, nơi học sinh được trang bị không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho tương lai.

Với những bài học từ Phần Lan và thực tiễn tại Việt Nam, chúng ta có thể kỳ vọng vào sự chuyển mình mạnh mẽ của các trường học sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

Ngày 12/01/2025, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) phối hợp với Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý và vận hành Trường học sáng tạo - Bài học từ Phần Lan và Việt Nam,”. Mục đích của hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quản lý và cách thức vận hành trường học sáng tạo tại các nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, giáo dục cần chuyển đổi từ mô hình truyền đạt kiến thức truyền thống sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Đây là mục tiêu cốt lõi trong việc xây dựng và vận hành các trường học sáng tạo.

Tham dự hội thảo có đại diện của Trường Đại học Giáo dục PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng, TS. Chu Thị Hồng Nhung, Giám đốc Trung tâm CERA, PGS.TS. Nguyễn Chí Thành - Trưởng Khoa Sư Phạm - Trường ĐHGD, PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền Phó Trưởng Khoa Sư Phạm. Đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại – Bà Phạm Thị Lam, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, ThS. Đào Thị Thu Thảo - Phó Tổng giám đốc hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại, Ms. Tracy Nguyễn - Trưởng đại diện Tân Thời Đại tại Phần Lan và các nhà quản lý, nhà giáo dục là các hiệu trưởng, giáo viên của các trường THPT Phần Lan.

Các chuyên gia tham dự hội thảo có PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội; Bà Lê Hải Diệu đại Công ty Wise Consulting Finland Oy, PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Thành viên BĐH Mạng lưới quản lý GD Không biên giới, TS. Cao Thị Hồng Nhung, Bộ GD và ĐT, Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng Giáo dục Hà Đông, TS. Bùi Thị Thanh Hương, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật cùng các nhà quản lý và giáo viên các trường TH, THCS, THPT.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Thành Nam (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN) nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của công nghệ, giáo dục không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà phải hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Trường học ngày nay cần trở thành không gian sáng tạo, nơi thúc đẩy tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề và hợp tác hiệu quả.”

Phần Lan, quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Bà Marttiina Sihvola, hiệu trưởng Trường Sulkava, giới thiệu mô hình trường học nhiều cấp – nơi kết hợp nhiều cấp học trong một cơ sở giáo dục. Mô hình này tạo môi trường học tập đa dạng, tăng cường kết nối giữa học sinh và giáo viên qua nhiều năm học, và tối ưu hóa cơ cấu nhân sự.

Báo cáo của Ông Jarkko Veli Petteri – Giám đốc hành chính của Thành phố Rantalsami về Phát triển chuyên môn cho giáo viên (Professional Development for Teachers) nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nâng cao năng lực giáo viên để cải thiện chất lượng giáo dục. Phát triển chuyên môn không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là một phần chiến lược của nhà trường.

Báo cáo của bà Mervi Ala-Kleemola về Quản lý khủng hoảng trong trường học (Crisis Management in Schools) tập trung vào các chiến lược nhằm đảm bảo an toàn và duy trì hoạt động học tập trong các tình huống bất ngờ.

Mô hình đổi mới sáng tạo của Việt Nam được PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) chia sẻ về hệ sinh thái học tập sáng tạo được triển khai tại các nhà trường của thành phố Hà Nội bao gồm các thành tố chính được triển khai là: Chủ thể học tập; Nội dung học tập; Chính sách hỗ trợ.

Bà Phạm Thị Lam, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ về cách thức triển khai giáo dục Phần Lan ở các trường học trong hệ thống nhằm phát triển tối đa tiềm năng của học sinh, cách thức đào tạo đội ngũ và đổi mới quá trình vận hành các nhà trường theo mô hình của giáo dục Phần Lan nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Hội thảo đã thành công trong việc tạo ra một diễn đàn học thuật, nơi các nhà khoa học, chuyên gia và giáo viên từ Việt Nam và Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành trường học sáng tạo. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát triển một nền giáo dục toàn diện, nơi học sinh được trang bị không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho tương lai.

Với những bài học từ Phần Lan và thực tiễn tại Việt Nam, chúng ta có thể kỳ vọng vào sự chuyển mình mạnh mẽ của các trường học sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

Hình ảnh tại hội thảo:

Bài múa 1 vòng Việt Nam từ các Giáo viên Tân Thời Đại

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn

Báo cáo của bà Mervi Ala-Kleemola về Quản lý khủng hoảng trong trường học

 

Ông Jarkko Veli Petteri – Giám đốc hành chính của Thành phố Rantalsami về Phát triển chuyên môn cho giáo viên

 

Mô hình đổi mới sáng tạo của Việt Nam được PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn

 

Bà Phạm Thị Lam, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại

 

Tin liên quan
PHỤ HUYNH DU HỌC SINH GẶP GỠ TRỰC TIẾP CÁC HIỆU TRƯỞNG PHẦN LAN TẠI HỘI THẢO BRIGDE TO THE FUTURE
Ngày 12/1/2025 tại Trường ĐHQG Hà Nội số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trung tâm Tư vấn du học Tân Thời Đại đã tổ chức thành công hội thảo Bridge to the Future – Cầu nối tới tương lai.
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO: BÀI HỌC TỪ PHẦN LAN VÀ VIỆT NAM
Ngày 12/01/2025, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) phối hợp với Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý và vận hành Trường học sáng tạo - Bài học từ Phần Lan và Việt Nam
Hội thảo: Kinh nghiệm Quản lý và Vận hành Trường học Sáng tạo - Bài học từ Phần Lan và Việt Nam
Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại phối hợp với TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC GIÁO DỤC thuộc ĐHQG Hà Nội tổ chức buổi hội thảo, hứa hẹn mang đến những bài học và thảo luận thực tiễn, giá trị
6 TUẦN TRỞ THÀNH NGHỆ SĨ TRÌNH DIỄN TẠI MỸ VỚI TRẠI HÈ QUỐC TẾ SONGS OF HOPE 2025
Songs of Hope không chỉ là một trại hè mà còn là một dự án biểu diễn nghệ thuật dành cho học sinh từ 10 – 17 tuổi. Với kinh nghiệm lâu đời về tổ chức chương trình lưu diễn nghệ thuật nổi tiếng tới cộng đồng từ năm 1991 đến nay, dự án đã đem đến cơ hội gặt hái các giải thưởng nghệ thuật, các trải nghiệm độc đáo tới hàng ngàn bạn trẻ từ hơn 70 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
BỨT PHÁ GIỚI HẠN CỦA BẢN THÂN TẠI TRẠI HÈ QUỐC TẾ MỸ YMCA 2025
Mùa hè 2025 tới đây, trung tâm FAPC trực thuộc Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chính thức triển khai trại YMCA đến với các học sinh Việt Nam.
MÙA HÈ NĂNG ĐỘNG TẠI TRẠI KISAKALLIO POPUP SCHOOL 2025 - PHẦN LAN
Tham gia trại hè Kisakallio PopUp School độc đáo, trại viên sẽ có được những trải nghiệm học tập và vui chơi đầy thú vị với cơ hội: 🔵 Trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên Phần Lan trong 3 tuần 🔵 Khám phá trường học PopUp School độc đáo tại Phần Lan