Giáo dục Phần Lan – Giáo dục sớm và tôn trọng sự khác biệt của trẻ

Tính ưu việt, khác biệt của nền giáo dục Phần Lan đang được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, bài bản tại Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại.

Giáo dục Phần Lan – Nền giáo dục hạnh phúc nhất thế giới đã được đưa về Việt Nam. Vậy Giáo dục Phần Lan có gì đặc biệt, cần lưu ý điều gì khi triển khai áp dụng? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ của GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Không ép học sinh học theo mong muốn của người lớn

Nhân sự kiện Finnish Education Bootcamp - Diễn đàn giáo dục Phần Lan do Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại tổ chức vào ngày 21/3 tới đây, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có những chia sẻ lý thú về phương pháp giáo dục của quốc gia mang danh “hạnh phúc nhất” thế giới.

Trước hết, GS đề cao vai trò cũng như quan điểm về giáo dục sớm của Phần Lan, tuy nhiên, theo ông, nhiều người đang có sự hiểu lầm về "giáo dục sớm". Theo đó, giáo dục sớm không phải là việc đưa chương trình giảng dạy của lớp sau áp dụng cho lớp trước, không phải học sinh độ tuổi mẫu giáo đã phải học chương trình tiểu học và tương tự ở các bậc cao hơn.

Giáo dục sớm là tác động sớm để trẻ phát triển phù hợp độ tuổi của chúng. Các nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã xác định độ tuổi giáo dục sớm cho trẻ bắt đầu từ lúc mới sinh ra cho tới trước khi bước vào lớp 1. Trong giai đoạn này, tùy vào độ tuổi của con, bố mẹ, cô giáo và người thân tác động vào con thông qua hoạt động chơi cùng con, theo cách của con, qua đó giúp con phát triển tư duy, kỹ năng sống chứ không bắt ép trẻ phải học kiến thức.

"Giáo dục sớm mà cứ mang kiến thức sách giáo khoa ra để ép học sinh phải học là không được. Mỗi học sinh đều có một khả năng phát triển, thế mạnh riêng. Giáo dục sớm nhằm hướng tới phát hiện những khả năng riêng đó để các em có thể phát triển theo đúng sở trường, thế mạnh của riêng mình. Giáo dục sớm phải phát huy được tinh thần hứng thú, sáng tạo của các em học sinh chứ không phải "ép" các em học theo chương trình mà Hội đồng biên soạn sách giáo khoa đã đề ra" - GS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ.

Quan điểm này đã được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, bài bản tại Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại. Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống là người tuyên ngôn, đảm bảo quan điểm và phương pháp giáo dục trên được thực hiện tốt nhất, trên môi trường mà bà cùng các nhà sáng lập đã xây dựng: “Với quan điểm đề cao giáo dục sớm, chúng tôi xác định giáo dục 10 năm đầu đời là 10 năm quan trọng nhất, tạo nền tảng tri thức, cảm xúc và kĩ năng xã hội để trẻ tự tin, chủ động phát triển năng lực bản thân. Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại cam kết mang đến cho người học một chương trình giáo dục hiện đại, độc đáo với bộ phương pháp giáo dục tiên tiến nhất, xuyên suốt từ cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở tới Trung học Phổ Thông”.

Ở Việt Nam những năm qua, cũng đã xuất hiện nhiều cơ sở triển khai giáo dục sớm. Tuy nhiên, việc hiểu và thực hiện giáo dục sớm chưa thống nhất, khiến cha mẹ học sinh hoang mang và hậu quả là học sinh có khi bị áp lực hơn.

Giáo viên là gốc phát triển

GS.TS Phạm Tất Dong cho biết, các nước có nền giáo dục phát triển đều có những hướng đi khác nhau, nhưng họ đều có điểm chung nhất là khơi dậy khả năng riêng ở mỗi con người, không bắt ép các em học sinh phải đi theo con đường mà người lớn đã vẽ ra cho mình.

Ở Phần Lan - nơi được coi là "thiên đường giáo dục”, các em học sinh bắt đầu độ tuổi tiểu học khi lên 7. Trong suốt quá trình học trên ghế nhà trường, học sinh Phần Lan chỉ trải qua một kỳ thi duy nhất do  Đại học Quốc gia tổ chức thực hiện. Kỳ thi này cũng chỉ dành cho học sinh nào chọn học cấp 3 (từ lớp 10 đến lớp 12).

 

Học sinh Phần Lan nếu học hết lớp 9, không muốn học tiếp đại học thì có thể chọn học nghề và không phải trải qua kỳ thi Đại học Quốc gia này. Chính vì thế mà giáo dục Phần Lan được cho là ưu việt, hiện đại, nhiều chuyên gia giáo dục trên thế giới cũng phải ngạc nhiên, tìm đến nghiên cứu, học hỏi.Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại bước đầu xây dựng nền tảng giáo dục Phần Lan dựa trên chất lượng giáo viên đầu vào, ngân hàng các hoạt động giáo dục, thiết bị và thiết kế môi trường giáo dục thông minh... đến từ chính những công ty giáo dục hàng đầu ở Phần Lan được chính phủ Phần Lan cấp phép xuất khẩu.Nhận ra những ưu điểm của giáo dục Phần Lan, một số đơn vị giáo dục đã đưa những tinh hoa của “thiên đường giáo dục” Phần Lan về áp dụng ở Việt Nam, tại Hà Nội.

Khi biết được thông tin trên, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khuyến khích các cơ sở giáo dục ở Việt Nam áp dụng các phương pháp giáo dục Phần Lan để giảng dạy. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khuyên các các cơ sở giáo dục lưu ý, để áp dụng phương pháp giáo dục Phần Lan thành công thì các nhà quản lý, các nhà giáo dục, nhà sư phạm cần phải đảm bảo mọi thực hiện trên trẻ chỉ có một phương án đúng, đứa trẻ phải được phát triển toàn diện và phát huy tối đa năng lực của bản thân theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi.Giáo dục Tân Thời Đại hợp tác toàn diện với Fun - Academy (đơn vị giáo dục hàng đầu Phần Lan) thiết kế chương trình và giáo án chi tiết đến các chuỗi chủ đề, chuỗi hoạt động để giáo viên tổ chức dạy học theo phương pháp giáo dục Phần Lan.

"Phần Lan là đất nước phát triển, có nền công nghệ cao và mọi lĩnh vực của họ đều thực hiện nền tảng công nghệ số, nền giáo dục của họ không coi trọng những kỳ thi sát hạch, thay vào đó họ hướng tới phát triển năng khiếu của trẻ. Sản phẩm của giáo dục chính là con người, muốn sản phẩm đó giá trị thì phải có sự khác biệt, chính vì thế giáo dục Phần Lan luôn định hướng tìm ra sự khác biệt ở mỗi con người, giúp con người nuôi dưỡng và phát triển sự khác biệt đó. Những cơ sở giáo dục ở Việt Nam muốn áp dụng những tinh hoa giáo dục của đất nước Phần Lan cần phải nghiên cứu kỹ điều này, không thể áp dụng một cách tràn lan" - GS.TS Phạm Tất Dong cho hay.

Giáo dục Phần Lan xây dựng nền tảng từ chất lượng giáo viên. Các cơ sở của Việt Nam muốn áp dụng thì cũng phải đi từ điều cốt lõi này, nghĩa là chất lượng giáo viên phải được chú trọng và tư duy của giáo viên cũng phải đồng nhất với quan điểm giáo dục Phần Lan. Từ đó, người giáo viên sẽ tự mình nghiên cứu, kết hợp tính ưu việt của giáo dục Phần Lan với phương pháp giáo dục của Việt Nam để đưa ra một chương trình dạy phù hợp với mỗi học sinh trong lớp.

“Vai trò của giáo viên đối với Giáo dục sớm là rất quan trọng, giáo viên sẽ là người chơi cùng, học cùng học sinh, từ đó phát hiện ra những khả năng riêng biệt của mỗi học sinh và đưa ra được những phương án giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách phù hợp, tức là xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân cho học sinh mà Tân Thời Đại đang thực hiện.
Giáo dục sớm đòi hỏi sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhưng sự sáng tạo đó phải nằm trong khuôn khổ, mang tính khoa học chứ không thể "thích gì làm nấy" - GS.TS Phạm Tất Dong nêu quan điểm.

Nguồn: https://datviet.trithuccuocsong.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/giao-duc-phan-lan-ton-trong-su-khac-biet-cua-tre-3429065/

Tin liên quan
Q&A VỀ GIÁO DỤC PHẦN LAN: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Hệ thống giáo dục Phần Lan cung cấp giáo dục cơ bản miễn phí cho mọi người dân, bắt đầu từ năm 7 tuổi và kéo dài đến 16 tuổi. Sau giáo dục cơ bản, học sinh có thể chọn theo học giáo dục phổ thông (lukio) hoặc giáo dục nghề (ammatillinen koulutus).
Hội thảo: DU HỌC PHẦN LAN BẬC THPT – TRỞ THÀNH DHS QUỐC TẾ VỚI LỘ TRÌNH AN TOÀN NHẤT
Để giúp Quý vị Phụ huynh và các em học sinh được giải đáp mọi thắc mắc về chương trình du học Phần Lan bậc THPT, Tân Thời Đại tổ chức hội thảo OFFLINE “DU HỌC PHẦN LAN BẬC THPT – TRỞ THÀNH DHS QUỐC TẾ VỚI LỘ TRÌNH AN TOÀN NHẤT"
[WEBINAR] Du học Phần Lan bậc THPT – Lộ trình ưu việt nhất cho học sinh khối 8-9-10
Gặp gỡ Dương Đức Anh - DHS Việt Nam tại Phần Lan khóa 2021 Thời gian: 20h00-21h30, thứ 6, ngày 22/11/2024
HỘI THẢO: STUDY IN FINLAND - CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI PHẦN LAN
Để giúp quý vị hiểu rõ hơn các thông tin chi tiết về điều kiện, chi phí và lộ trình apply du học Phần Lan bậc Đại học, Tân Thời Đại tổ chức hội thảo Study in Finland – Cơ hội trở thành sinh viên Đại học tại Phần Lan
CHƯƠNG TRÌNH TIỀN TIỂU HỌC CHUẨN PHẦN LAN - HÀNH TRANG TỰ TIN CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT
Tại Phần Lan - một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về chất lượng giáo dục, đặc biệt là Giáo dục sớm, chú trọng 10 năm đầu đời - là giai đoạn quan trọng nhất, tạo nền tảng phát triển kiến thức, kĩ năng cho trẻ ở những bậc học cao hơn.
Vì sao nên du học Phần Lan ngay từ bậc THPT?
Phần Lan, đất nước của những hồ nước xanh ngắt và nền giáo dục hàng đầu thế giới, luôn là một điểm đến hấp dẫn cho du học sinh. Đặc biệt, du học Phần Lan từ bậc THPT mang đến những lợi thế vô cùng lớn, hãy cùng Tân Thời Đại tìm hiểu qua bài viết sau đây: