1. Quyền bình đẳng
Trong hệ thống giáo dục của Phần Lan luôn có sự bình đẳng giữa các trường. Tất cả các trường đều được tài trợ về cơ sở vật chất và trang thiết bị như nhau. Hầu hết các trường công lập sử dụng cùng một giáo trình. Riêng một số trường bán công lập có thể dạy bằng tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Pháp nhưng người Phần Lan thường ưa thích bảo tồn ngôn ngữ của quốc gia mình. Tiếng Thụy Điển được dạy như một ngôn ngữ thứ hai, còn tiếng Sami, ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số ở Phần Lan cũng được coi trọng.
Sự bình đẳng cũng được thể hiện trong việc không ưu tiên bất kỳ môn học nào hơn môn học khác. Giáo viên không được phép biết về nghề nghiệp của phụ huynh học sinh để đảm bảo sự công bằng. Học sinh không được chia thành lớp chọn lọc hoặc lớp thường cũng không chia theo khối. Không có sự phân biệt giữa học sinh ngoan và học sinh cá biệt, tất cả đều phải đối mặt với những thách thức về thể chất và trí tuệ một cách công bằng.
2. Miễn học phí và nhiều quyền lợi khác
Ngoài học phí đươc miễn 100%, các khoản chi phí sau đây cũng không phải là gánh nặng cho phụ huynh học sinh:
Du học sinh cũng được miễn học phí khi học tập tại Phần Lan
3. Tiếp cận từng cá nhân
Chương trình học được cá nhân hóa để phù hợp với từng học sinh. Tài liệu học như sách giáo khoa, sách thực hành và bài tập về nhà được lựa chọn và phân loại kỹ lưỡng. Ngoài ra, có các lớp phụ đạo và gia sư dành cho những học sinh cần hỗ trợ và cải thiện thành tích.
4. Không áp lực thi cử
Trong giáo dục ở Phần Lan, không có sự áp đặt của các kỳ thi định kỳ. Thay vào đó, giáo viên tự quyết định thời điểm tổ chức các bài kiểm tra. Chỉ có một kỳ thi duy nhất để đánh giá tiêu chuẩn tốt nghiệp trung học, không có lớp ôn thi trước kỳ thi này.
5. Sự tự nguyện trong nền giáo dục Phần Lan
Không thể áp đặt kiến thức lên học sinh. Mọi giáo viên đều khuyến khích học sinh học tập nhưng nếu học sinh không có ý định học hoặc không có khả năng học và muốn tìm kiếm một công việc thực tế hơn, giáo viên sẽ không đánh giá họ thấp vì điều đó. Việc phải học lại một năm cũng không phải là điều đáng xấu hổ nếu nó cần thiết cho tương lai của học sinh.
6. Giáo viên không dạy quá nhiều kiến thức
Giáo viên không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn tập trung vào việc dạy cho học sinh cách ghi nhớ kiến thức và phương pháp tự suy nghĩ, phân tích và tìm kiếm thông tin từ các nguồn bên ngoài lớp học, đặc biệt là trên internet.
Một điều đáng chú ý của giáo dục Phần Lan là tính thực tiễn, sau mỗi kiến thức học được, giáo viên thường tổ chức các giờ thực hành để học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó hiểu bài sâu sắc hơn, tránh tình trạng học vẹt và lý thuyết.
7. Nam nữ có cơ hội phát triển ngang nhau
Giáo dục ở Phần Lan luôn nỗ lực vượt qua định kiến về giới tính và tuổi tác trong học tập. Phần Lan là một trong những quốc gia phát triển duy nhất nơi mà nữ sinh đã đạt được thành tích cao trong lĩnh vực khoa học, thậm chí còn xuất hiện trong danh sách sinh viên ưu tú vượt qua nam sinh. Điều này là minh chứng cho khả năng của phụ nữ trong việc nắm bắt khoa học. Để đạt được điều này, Phần Lan đã thiết lập các chính sách bình đẳng giới cân bằng và hợp lý, bao gồm cả quy định về nghỉ hậu sản và các chiến lược khác để đảm bảo rằng phụ nữ luôn có cơ hội và vị thế xứng đáng không chỉ trong lĩnh vực khoa học mà còn trong mọi lĩnh vực khác.
8. Thời gian nghỉ giải lao nhiều
Trung bình, học sinh ở Phần Lan được phép nghỉ giải lao giữa các giờ học khoảng 75 phút mỗi ngày. Cụ thể, sau mỗi 45 phút học trong lớp, họ được nghỉ ngơi trong 15 phút. Ngoài ra, giờ học của học sinh tại Phần Lan không bao giờ quá tải. Ví dụ, học sinh ở các lớp 1 và 2 chỉ phải học khoảng 20 giờ mỗi tuần. Điều này cũng áp dụng cho các bậc học cao hơn, với việc tăng dần số giờ học khi chuyển lên các cấp độ học vấn cao.
Không chỉ có nghỉ giải lao nhiều trong giờ học, học sinh ở Phần Lan cũng có thời gian dư dả để vui chơi và tham gia các hoạt động ngoại khóa sau khi về nhà vì họ không phải dành quá nhiều thời gian cho bài tập. Hệ thống giáo dục ở Phần Lan khuyến khích học sinh sử dụng thời gian ở nhà để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và phát triển các kỹ năng khác ngoài giảng dạy trên lớp.
9. Quá trình xét tuyển giáo viên gắt gao
Mỗi năm, trong quá trình tuyển dụng giáo viên ở Phần Lan, chỉ có khoảng 10% ứng viên ở vị trí hàng đầu mới được chọn làm giáo viên chính thức. Điều này cho thấy việc trở thành giáo viên ở Phần Lan không phải là chuyện dễ dàng. Do đó, nghề giáo viên luôn được xem trọng và có vị thế cao trong xã hội, tương đương với các nghề bác sĩ hoặc luật sư.
Dù có thu nhập cao nhưng giáo viên ở Phần Lan không phải làm việc quá nhiều so với các quốc gia phát triển khác. Thông thường, họ chỉ dành khoảng 4 đến 5 tiếng mỗi ngày để giảng dạy. Thời gian còn lại được dùng để tham gia họp giao ban, lập kế hoạch giảng dạy với các đồng nghiệp, hoặc gặp gỡ các đối tác để nâng cao chất lượng bài giảng.
Đặc biệt, giáo viên tại Phần Lan được khuyến khích tự do sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, miễn là phù hợp với mục tiêu đào tạo. Họ không bị ràng buộc bởi các quy chuẩn đánh giá năng lực học sinh qua các bài kiểm tra chuẩn mực mà có thể tự xây dựng các tiêu chí đánh giá khác. Với những điều này, không ngạc nhiên khi nghề giáo viên luôn là lựa chọn được nhiều người ở Phần Lan mong muốn theo đuổi và dấn thân vào.
10. Du học Phần Lan bậc THPT miễn 100% học phí cùng Tân thời Đại - Đơn vị tư vấn du học hàng đầu về Phần Lan:
Chương trình Du học Phần Lan được triển khai bởi Trung tâm Tư vấn du học Tân Thời Đại, các trường THPT Phần Lan và các đối tác của Tân Thời Đại tại Phần Lan. Học sinh/Sinh viên tham gia chương trình sẽ được miễn 100% học phí trong 3 năm THPT và 4 năm Đại học. Đồng thời học sinh/sinh viên cũng được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tìm kiếm việc làm, định cư sau khi tốt nghiệp và trở thành công dân đất nước Bắc Âu xinh đẹp.
Hiện tại, Tân Thời Đại tiếp tục mở cửa tuyển sinh kỳ nhập học 2026 và những chỉ tiêu cuối cùng dành cho kỳ nhập học 2025 tới đây. Các bạn học sinh và gia đình hãy nhanh tay đăng ký để kịp làm hồ sơ và tham gia xét tuyển.