CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC LÀ ĐIỀU KHÔNG HỀ DỄ

Dưới đây là chia sẻ của Giáo sư Trương Nguyện Thành - Cố vấn cấp cao hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại. Ông là giảng viên đại học Utah Hoa Kì, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại Học Văn Lang, kiêm phó giám đốc phát triển chiến lược, nhà sáng lập học viện Kidao Academy.

Dưới đây là chia sẻ của Giáo sư Trương Nguyện Thành - Cố vấn cấp cao hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại. Ông là giảng viên đại học Utah Hoa Kì, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại Học Văn Lang, kiêm phó giám đốc phát triển chiến lược, nhà sáng lập học viện Kidao Academy.

"Cuối tuần qua tôi tham dự lễ kỷ niệm 5 năm thành lập hệ thống giáo dục Tân Thời Đại (TTĐ) trong vai trò là một cố vấn cao cấp. Tôi đến với hệ thống này không phải từ một cái duyên tình cờ gặp lãnh đạo của tổ chức ở một hội nghị hay sự kiện nào đó mà chị Chủ tịch HĐQT Lam Pham với một phó TGĐ và một đồng sáng lập cũng là một cố vấn cao cấp khác với nhiều năm kinh nghiệm trong GD bay từ Hà Nội vào SG chỉ để gặp tôi để chia sẻ về tầm nhìn và những gì họ làm rồi bay về. Sự nhiệt tình và cầu thị của chị CT làm tôi cảm động nên đồng ý ra Hà Nội thăm hệ thống. Sau khi chị CT chia sẻ về tầm nhìn và định hướng chiến lược dài hạn thì đặt vấn đề muốn tôi hỗ trợ phát triển hệ thống. Tôi đáp ‘Mình biết mình muốn đến đâu thì điều quan trọng không kém là mình biết mình đang ở đâu, năng lực của mình như thế nào như Google Map khi bạn muốn ứng dụng này chỉ đường đi thì phải xác định điểm khởi hành và điểm đến’. Tôi tiếp ‘Do đó tôi không thể nào hỗ trợ ban lãnh đạo để đưa ra những quyết định đúng đắn nếu tôi không thực sự hiểu rõ thực trạng của hệ thống.’ Thế là tôi đồng ý bỏ ba tuần ở Hà Nội vào tháng 5/2023. Hàng ngày tôi quan sát, nói chuyện với nhân viên, GV, BGH của từng trường, nhân viên văn phòng và đội ngũ hành chính cũng như đánh giá các báo cáo tài chính, v.v Nói chung đánh giá 360 độ hoạt động của tổ chức kể cả các nhân sự quan trọng. Sau ba tuần lễ tôi trình bày bản đánh giá hoạt động của tổ chức và những đề xuất ngắn hạn trong năm và dài hạn.

Thật sự đây là một ca rất khó. Các cố vấn cao cấp sau khi có một đánh giá như thế thì đa phần sẽ chọn:

1) đưa ra vài đề xuất thay đổi khó rồi cho một thời gian xem lãnh đạo có thể làm được không (đa phần sẽ là không) rồi dùng đó làm cái cớ để từ chối đi tiếp một cách nhẹ nhàng

2) Dùng cớ thời gian và công sức cần thiết để cá nhân giúp chuyển đổi lớn và mình hiện tại lại quá bận nên từ chối

3) giới thiệu một công ty tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp nước ngoài có giá trên trời.

Nói một cách khác ca khó trị khi Bác Sĩ cảm thấy không tự tin lắm thì thường tìm cách từ chối khéo hoặc giới thiệu BS khác chứ không để nguy cơ mất tiếng của mình.

Đánh giá từ góc nhìn của một nhà phát triển doanh nghiệp Mỹ thì chị CT này tuy có nhiệt huyết cho GD VN, có tầm nhìn nhưng quá ư là điên rồ vì tìm cách đưa một nền giáo dục với triết lý có nhiều điểm trái ngược với triết lý GD ở VN như GD Phần Lan về cho cộng đồng vùng ven ở Hà Nội khi khách hàng khó có thể đánh giá và nhìn thấy giá trị của chương trình đào tạo mới, cũng như thu nhập gia đình còn thấp để trả học phí. Chưa nói đến những thách thức trong việc đào tạo GV để hiểu và thấm nhuần triết lý và phương pháp GD xa lạ với những gì họ đã học và kinh nghiệm giảng dạy. Chẳng những thế mà còn bỏ tiền túi của mình ra đầu tư thay vì chia sẻ nguy cơ bằng cách hùn vốn với các nhà đầu tư khác. Quá ư là điên rồ tôi nghĩ.

Kẹt nỗi tôi là thằng Điên Vô Đối, chẳng lẽ tôi chấp nhận có người điên hơn tôi! hahaha

Sau khi trình bày bản chẩn đoán bệnh và kê khai toa thuốc thì chị CT bảo ‘Anh đã chẩn bệnh cho TTD và cũng kê toa rõ ràng, nhưng không có BS thì bệnh nhân không uống thuốc thì làm sao hết bệnh. Thà bệnh nhân không biết mình có bệnh chứ một khi biết thì muốn mình khỏe hết bệnh. Chắc là phải nhờ BS ra Hà Nội ở để có thể chăm sóc bệnh nhân cho mau khỏe.’ Tôi cười ‘Hahahaha’ ‘Ra Hà Nội sống thì chắc là không rồi. Nhưng để tôi xem coi có thể giúp gì được không’.

Tôi có lẽ là người thích thử thách. Sống mà không có thử thách chán lắm. Đó cũng là lý do tại sao tôi quyết định chấp thuận lời mời của HĐQT của ĐH Hoa Sen cuối năm 2016 để về Việt Nam trong vai trò Phó Hiệu Trưởng Điều Hành giúp ổn định và phát triển trường này sau một cuộc nội chiến dài và khốc liệt. Và xưa nay hầu như tôi chọn những con đường khó đi mà đa số không đi, những thử thách lớn mà nguy cơ thất bại cao để làm chứ không chọn những thứ dễ kiếm tiền hay dễ làm.

Việc chẩn bệnh đúng, kê toa đúng, nhưng dùng phương pháp nào để đưa thuốc vào người và liều lượng bao nhiêu cũng không kém quan trọng. Với hệ thống TTĐ thì tôi phải dùng một cách mà không một nhà tư vấn nào dám dùng và từng dùng vì tôi đánh giá chỉ có cách đó thì may ra tôi có thể giúp chuyển đổi hệ thống.

Hành trình chuyển đổi bắt đầu từ tháng 6.2023. Tôi ra Hà Nội mỗi tháng một lần trong vài ngày đến một tuần và làm việc ở hệ thống trong vị trí đứng giữa chị CT, Ban Điều Hành hệ thống, và Ban giám hiệu của từng trường cũng như các trưởng phòng khối hành chính chung như một lãnh đạo không quyền lực. Hôm dự lễ kỷ niệm 5 năm thành lập hệ thống, nhìn nét mặt của những GV/NV, cách mọi người tương tác thì bạn có thể đánh giá được sức khỏe tinh thần của hệ thống. Trong khi nhiều hệ thống GD tư đang gặp thử thách trong thời gian kinh tế khó khăn thời hậu Covid-19 thì cuối tháng này TTĐ khai trương một trường THCS và lên kế hoạch phát triển một hệ thống liên cấp lớn khác.

Theo triết lý của Lão Tử thì lãnh đạo là người giúp tổ chức phát triển tốt kể cả khi không có họ và những người trong tổ chức không biết họ đã làm gì. Với tôi việc tôi đã làm gì không quan trọng, nhưng chuẩn bị tốt cho Hệ thống TTĐ cho chặng đường 5 năm tiếp theo mới quan trọng hơn.

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập HT TTĐ chắc chắn sẽ hoành tráng hơn!

Nguyện Thành".

Nguồn bài viết: https://www.facebook.com/1002024239/posts/10227373850744287/?mibextid=HqNPNq

 

Một số hình ảnh của Giáo sư tại sự kiện:

 

Tin liên quan
Q&A VỀ GIÁO DỤC PHẦN LAN: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Hệ thống giáo dục Phần Lan cung cấp giáo dục cơ bản miễn phí cho mọi người dân, bắt đầu từ năm 7 tuổi và kéo dài đến 16 tuổi. Sau giáo dục cơ bản, học sinh có thể chọn theo học giáo dục phổ thông (lukio) hoặc giáo dục nghề (ammatillinen koulutus).
Hội thảo: DU HỌC PHẦN LAN BẬC THPT – TRỞ THÀNH DHS QUỐC TẾ VỚI LỘ TRÌNH AN TOÀN NHẤT
Để giúp Quý vị Phụ huynh và các em học sinh được giải đáp mọi thắc mắc về chương trình du học Phần Lan bậc THPT, Tân Thời Đại tổ chức hội thảo OFFLINE “DU HỌC PHẦN LAN BẬC THPT – TRỞ THÀNH DHS QUỐC TẾ VỚI LỘ TRÌNH AN TOÀN NHẤT"
[WEBINAR] Du học Phần Lan bậc THPT – Lộ trình ưu việt nhất cho học sinh khối 8-9-10
Gặp gỡ Dương Đức Anh - DHS Việt Nam tại Phần Lan khóa 2021 Thời gian: 20h00-21h30, thứ 6, ngày 22/11/2024
HỘI THẢO: STUDY IN FINLAND - CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI PHẦN LAN
Để giúp quý vị hiểu rõ hơn các thông tin chi tiết về điều kiện, chi phí và lộ trình apply du học Phần Lan bậc Đại học, Tân Thời Đại tổ chức hội thảo Study in Finland – Cơ hội trở thành sinh viên Đại học tại Phần Lan
CHƯƠNG TRÌNH TIỀN TIỂU HỌC CHUẨN PHẦN LAN - HÀNH TRANG TỰ TIN CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT
Tại Phần Lan - một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về chất lượng giáo dục, đặc biệt là Giáo dục sớm, chú trọng 10 năm đầu đời - là giai đoạn quan trọng nhất, tạo nền tảng phát triển kiến thức, kĩ năng cho trẻ ở những bậc học cao hơn.
Vì sao nên du học Phần Lan ngay từ bậc THPT?
Phần Lan, đất nước của những hồ nước xanh ngắt và nền giáo dục hàng đầu thế giới, luôn là một điểm đến hấp dẫn cho du học sinh. Đặc biệt, du học Phần Lan từ bậc THPT mang đến những lợi thế vô cùng lớn, hãy cùng Tân Thời Đại tìm hiểu qua bài viết sau đây: