Bài viết

Bài chia sẻ từ mẹ bé Mỡ - phụ huynh Tân Thời Đại:

CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI ĐI HỌC ?

Với mình để định nghĩa việc cho con đi học sớm hay muộn nó dựa trên quan điểm của từng Mẹ và sự phát triển riêng của từng bé. Khi biết Mỡ đi học ở độ tuổi là hơn 13 tháng, nhiều Mẹ có cmt hoặc ib bảo sao đi sớm thế, không cho ở nhà với Mẹ thêm chút nữa ? Mình bảo với bạn Mỡ thì không phải sớm vì bạn ấy đáp ứng đủ những tiêu chí Mẹ đưa ra để bắt đầu một hành trình tại môi trường mới. Cũng nhiều Mẹ hỏi mình chuẩn bị những gì , có phải làm công tác tư tưởng hay tâm lý gì không ? Theo quan điểm của mình sẽ có 2 độ tuổi. Như độ tuổi của Mỡ thì cần chuẩn bị kỹ năng nhiều hơn là tâm lý . Lớn hơn 1 chút khoảng 18 tháng thì tâm lý lại là quan trọng.

Mình thấy có 1 điều chung (được nghe kể từ các Mẹ) là các Mẹ có rất nhiều lo lắng để có thể đưa ra quyết định cho con đi lớp và chủ yếu xoay quanh việc sinh hoạt của con. Mình rút kinh nghiệm nên tự đưa ra cho bản thân những tiêu chí giúp con đạt được để giảm bớt sự lo lắng khi đi lớp. Xin phép đưa ra 1 số trải nghiệm của 2 Mẹ Con để các Mẹ có thể tham khảo.

1. BIẾT ĐI

Với mình đây là tiêu chí hàng đầu. Vì khi con biết đi mọi thứ với con sẽ trở nên rất dễ dàng. Con không cần phải nhờ các cô bế cả ngày, không bị khó khăn trong việc tham gia hoạt động cùng lớp. Và nó sẽ giúp giảm tải sự vất vả cho các Cô giáo. Mình cũng không phải lo lắng rằng con mình cần phải có sự quan tâm đặc biệt từ các Cô vì con chưa biết đi.

2. GIỜ SINH HOẠT ĂN - NGỦ HỢP LÝ

Hợp lý là gì ? Là con cảm thấy đói bụng và buồn ngủ phù hợp với lịch trình chung của cả lớp. Con sẽ cùng các bạn ăn cơm, sau khi ăn no ấm bụng con sẽ có 1 giấc ngủ thật ngon và sâu giấc.

Vì sao nên như vậy? Vì như thế con sẽ không mất thời gian kéo dài bữa ăn chỉ vì giờ ăn con không đói , con sẽ không thấy đói khi mọi người đến giờ đi ngủ, con cũng không buồn ngủ khi hoạt động và buổi chiều, con sẽ không cảm thấy lạc lõng và 1 mình khi ở giữa 1 tập thể. Cô giáo cũng sẽ được ăn và nghỉ ngơi đúng giờ để có thể cho con những buổi học chất lượng.

3. ĂN UỐNG NGHIÊM TÚC

Cái này thì không phải luyện 1 ngày 2 ngày hay 1-2 tuần là được. Vì nó là thói quen hình thành ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm. ( Các Mẹ có thể tham khảo 10 Nguyên tắc bàn ăn ). Vào bữa ăn nói không với tivi - đt - đồ chơi. Đến giờ ăn là ngồi vào bàn ghế ngay ngắn. Vì ở lớp 1 cô sẽ phải phụ trách tối thiểu 4 bạn, việc con không chịu ngồi vào bàn ăn sẽ rất khó để con có 1 bữa ăn đúng giờ và đảm bảo con ăn no trước khi đi ngủ. Mỡ có một điều làm mình khá bất ngờ trước khi đi học khoảng 3 tuần. Thường Mỡ sẽ được xem chương trình TV khoảng 15p trước bữa ăn để mẹ chuẩn bị, mỗi lần chuẩn bị xong mình sẽ tắt TV và luôn kèm câu nói : “ Mẹ tắt TV đây, đến giờ ăn thôi “. Ngày trước là Mẹ phải bế vào ghế, giờ chỉ cần dứt câu nói là bạn ấy sẽ chạy lại và tự ngồi vào ghế, có hôm còn cầm bàn ăn ý ra hiệu cho Mẹ là lắp vào. Điều đó thể hiện nhận thức của bạn ấy trong việc có 1 bữa ăn nghiêm túc.

4. NGỦ

Giúp con có giấc ngủ trưa vào đúng giấc trưa. Thường các trường sẽ có giấc ngủ trưa từ khoảng 11h30 hoặc 12h00 - 14h00 ( theo mình tham khảo lịch 1 số trường ). Làm sao để con có thể có nhu cầu ngủ vào

khoảng thời gian này ? Điều chỉnh lịch sinh hoạt 1 ngày của con phù hợp ( bao gồm cả bé có giấc ngủ ngắn hoặc không ) việc này làm càng sớm càng tốt vì việc Mẹ điều chỉnh là 1 trong những yếu tố hỗ trợ con tự thiết lập giờ sinh học cho mình.

Giúp con ngủ mà không cần ti Mẹ, không cần Mẹ phải nằm cạnh trong suốt quá trình. Cái này các bé lớn trên 2 tuổi thì không gặp phải nhưng các bé dưới 2 tuổi thường nhạy cảm với giấc ngủ. Như Mình thì vẫn cho Mỡ ngủ cùng bố Mẹ nhưng bao giờ cũng cách 1 khoảng và không ôm ấp khi ngủ, thỉnh thoảng chỉ được Mẹ vỗ mông khi ngủ Mê.

5. CHƠI

Giúp bé làm quen với 1 số môi trường đông người, đông các bạn nhỏ ( không phải người thân hoặc người trong gia đình ) để các quen dần với môi trường khi ở lớp ban đầu toàn người xa lạ. Và tự chơi , đây là 1 kỹ năng khá quan trọng nhưng chúng ta nên hiểu rõ về khái niệm này. Tự chơi nghĩa là bé tự chơi với bóng hay bất kỳ đồ chơi nào khác mà không đòi hỏi có người phải chơi cùng nhưng là có sự giám sát của người lớn chứ không phải bỏ mặc bé. Kỹ năng này thường rất tốt với những nhà chỉ có 2 Mẹ con. Ví dụ mẹ rửa bát hoặc nấu ăn , Mỡ sẽ chơi với sách âm thanh, đồ chơi gỗ hoặc với bóng. Mình sẽ tương tác với con bằng cách hỏi con các đồ vật để con tìm hoặc đơn giản là khen bé khi bé chơi. Đây là kỹ năng giúp bé hoà nhập rất nhanh với môi trường mới.

Trước có thêm 1 tiêu chí là ăn thô tốt, tự xúc ăn mặc dù Mỡ cũng đạt 1 tiêu chí nhưng sau khi cho Mỡ đi học thì mình thấy cái này có thể tập khi bé đi học cũng được, vì như trường của Mỡ các Cô vẫn chuẩn bị cháo cho các bạn bé rất chu đáo, các bạn bé chưa tự xúc các cô cũng bón ăn cẩn thận, 1 cô thường phụ trách bón cho 2 bạn, còn lại các Bạn lớn thì cũng đã được các cô hướng dẫn tự xúc ăn được.

KẾT: Tiêu chí của mỗi Mẹ là khác nhau vì sự lo lắng khác nhau. Mình nghĩ việc đưa ra tiêu chí và giúp con thực hiện nó sẽ giúp rất nhiều cho Mẹ trong việc giảm bớt lo lắng khi con đi lớp.

Vậy nếu không có được kỹ năng theo tiêu chí đưa ra thì có cho đi lớp được không ?? CÓ CHỨ , đủ tuổi là đi lớp được thôi có ai cấm đâu. NHƯNG thay vì việc lúc nào cũng lo lắng và muốn cô có quan tâm đặc biệt đến con mình, sát sao con mình ( dĩ nhiên đấy là việc các cô cần làm ) nhưng mình nghĩ thay vì đó mình giúp con tự lập và nhanh hoà nhập với môi trường mới sẽ tốt hơn nhiều.

Các Mẹ hỏi có cách nào để giúp con KHÔNG KHÓC khi mới đi lớp không ? Mình nghĩ là chẳng có đâu vì đấy là phản xạ tự nhiên của các bạn nhỏ, mà nếu bé xa Mẹ mà không khóc tý nào thì thực sự bản thân Mẹ sẽ hụt hẫng lắm. Chỉ là thời gian ngắn hay dài và chính kỹ năng mình cùng con chuẩn bị sẽ giúp con nhanh hoà nhập và thích nghi với nó.

Chúc Mỡ và các bạn nhỏ vừa bắt đầu một hành trình mới sẽ có thật nhiều trải nghiệm nhé!

Tin liên quan
Lukio Transferring Program: Lộ trình toàn diện nhất cho học sinh du học Phần lan ngay từ bậc THCS
Để học sinh chuẩn bị toàn diện cho việc du học Phần Lan bậc THPT ngay từ khi còn là học sinh THCS, trường THCS Tân Thời Đại triển khai chương trình Lukio Transferring Program. Chương trình 2 trong 1 vừa hoàn thiện chương trình THCS vừa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đầu vào để du học tại Phần Lan bậc THPT ngay tại trường. Theo đó, học sinh có định hướng du học Phần Lan có thể bắt đầu ngay với hệ Quốc tế Phần Lan tại trường THCS Tân Thời Đại
Q&A VỀ GIÁO DỤC PHẦN LAN: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Hệ thống giáo dục Phần Lan cung cấp giáo dục cơ bản miễn phí cho mọi người dân, bắt đầu từ năm 7 tuổi và kéo dài đến 16 tuổi. Sau giáo dục cơ bản, học sinh có thể chọn theo học giáo dục phổ thông (lukio) hoặc giáo dục nghề (ammatillinen koulutus).
Hội thảo: DU HỌC PHẦN LAN BẬC THPT – TRỞ THÀNH DHS QUỐC TẾ VỚI LỘ TRÌNH AN TOÀN NHẤT
Để giúp Quý vị Phụ huynh và các em học sinh được giải đáp mọi thắc mắc về chương trình du học Phần Lan bậc THPT, Tân Thời Đại tổ chức hội thảo OFFLINE “DU HỌC PHẦN LAN BẬC THPT – TRỞ THÀNH DHS QUỐC TẾ VỚI LỘ TRÌNH AN TOÀN NHẤT"
[WEBINAR] Du học Phần Lan bậc THPT – Lộ trình ưu việt nhất cho học sinh khối 8-9-10
Gặp gỡ Dương Đức Anh - DHS Việt Nam tại Phần Lan khóa 2021 Thời gian: 20h00-21h30, thứ 6, ngày 22/11/2024
HỘI THẢO: STUDY IN FINLAND - CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI PHẦN LAN
Để giúp quý vị hiểu rõ hơn các thông tin chi tiết về điều kiện, chi phí và lộ trình apply du học Phần Lan bậc Đại học, Tân Thời Đại tổ chức hội thảo Study in Finland – Cơ hội trở thành sinh viên Đại học tại Phần Lan
CHƯƠNG TRÌNH TIỀN TIỂU HỌC CHUẨN PHẦN LAN - HÀNH TRANG TỰ TIN CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT
Tại Phần Lan - một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về chất lượng giáo dục, đặc biệt là Giáo dục sớm, chú trọng 10 năm đầu đời - là giai đoạn quan trọng nhất, tạo nền tảng phát triển kiến thức, kĩ năng cho trẻ ở những bậc học cao hơn.