Bài viết

10 điều thú vị về nền giáo dục Phần Lan - một nền giáo dục hạnh phúc (Phần 2)

Phần Lan từ lâu được xem là nước đứng đầu thế giới về giáo dục và được biết đến là nền giáo dục “hạnh phúc”. Hãy cùng khám phá 10 điều thú vị về giáo dục Phần Lan để hiểu rõ hơn về nền giáo dục lý tưởng này

6.  Không có các kỳ thi

Người Phần Lan có câu nói: “Nếu phải chọn lựa giữa chuẩn bị hành trang cho cuộc sống hay cho những kỳ thi, tôi chọn điều thứ nhất”. Đó là lý do không có kỳ thi nào trong những trường học ở Phần Lan. Giáo viên sẽ tự quyết định thời điểm tiến hành các bài kiểm tra. Chỉ có một kỳ thi duy nhất là bài thi viết để xét tiêu chuẩn tốt nghiệp trung học. Không có một lớp ôn luyện nào trước kỳ thi.

Trường học là nơi đào tạo những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp, trẻ em Phần Lan sẽ biết cách trả tiền thuế, lập trang web quảng cáo, tính phần trăm chiết khấu hoặc vẽ bản đồ.

7.  Lớp 3 mới bắt đầu chấm điểm

10 là số điểm cao nhất trong hệ thống giáo dục Phần Lan. Tuy nhiên, trước năm lớp 3, học sinh không bị chấm điểm. Từ lớp 3 đến lớp 7, chỉ có những điểm bắt đầu từ "có thể làm tốt hơn" đến "hoàn hảo".

Mỗi học sinh biết điểm của riêng mình, không bị la mắng về điểm số, thay vào đó được tạo động lực để hoàn thiện tri thức và cải thiện kế hoạch học tập.

8. Mỗi học sinh đều có phương pháp tiếp cận riêng

Học sinh Phần Lan được giao nhiệm vụ khác nhau tùy vào khả năng. Nếu ai không làm được nhiệm vụ nhất định, giáo viên sẽ lên bài giảng riêng cho học sinh đó.

Hơn nữa, học sinh được chọn hoạt động hữu ích đối với mình. Chẳng hạn, nếu bài học không gây hứng thú, các em có thể đọc sách hoặc may vá. Trong lớp, không khí học tập thích thú, thoải mái và hoàn toàn không có áp lực. Học sinh học vì thích thú nên không cần điểm danh.

9. Một số trường không dạy theo môn học

Một trong những hướng đi mới của hệ thống giáo dục Phần Lan là giảng dạy dựa trên sự kiện, hiện tượng. Thay vì cơ cấu thành từng bài giảng, giáo viên cho phép học sinh dùng 6 tuần để nghiên cứu về một chủ đề từ nhiều góc độ.

Chẳng hạn, chủ đề về dân nhập cư có thể được khám phá từ địa lý (họ đến từ đâu), lịch sử (điều gì đã xảy ra trước đó) và văn hóa (những truyền thống của họ). Học sinh tự đặt ra câu hỏi và tự tìm câu trả lời.

10. Học sinh chỉ được dạy những thứ cần thiết trong cuộc sống

Trong các buổi học bơi, học sinh được dạy cách phát hiện dấu hiệu của một người bị đuối nước. Khi học về quản lý nhà cửa, các em được trang bị kỹ năng nấu nướng, đan móc và khâu vá. Học sinh Phần Lan có thể dễ dàng tạo website. Thiên nhiên cũng là mảng nội dung được các nhà giáo dục quan tâm.

Điều quan trọng ở đây là chuẩn bị khả năng thích nghi đối với thế giới liên tục thay đổi. Học thuộc lòng hoàn toàn không cần thiết vì các em đã có sự hỗ trợ của Internet.

(Nguồn: Sưu tầm)

Tin liên quan
​ TTD CONNECTION DAY 2025
GẶP GỠ CỘNG ĐỒNG DU HỌC SINH TẠI HÀ NỘI ĐÃ DIỄN RA THÀNH CÔNG VƯỢT MONG ĐỢI.
LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON TÂN THỜI ĐẠI – FUN ACADEMY TẠI HANOI SIGNATURE
Ngày 19/6/2025, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Cổ phần Giáo dục Tân Thời Đại và Tập đoàn Tân Hoàng Minh về việc thành lập Trường Mầm non Tân Thời Đại – Fun Academy tại dự án Hanoi Signature – tọa lạc tại số 6, đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Yêu cầu & Thủ tục Hồ sơ Apply Thạc sĩ Phần Lan (hệ tiếng Anh)
Du học Thạc sĩ tại Phần Lan ngày càng thu hút sinh viên quốc tế vì chất lượng đào tạo cao, học bổng cạnh tranh và cơ hội định cư sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, quy trình nộp hồ sơ khá gắt gao, đòi hỏi ứng viên cần nắm rõ thông tin từ hệ thống, cổng tuyển sinh chính thức của Phần Lan.
Săn học bổng & tối ưu tài chính khi du học Thạc sĩ Phần Lan Du
Du học Thạc sĩ Phần Lan không còn "miễn phí", nhưng vẫn là một trong những lựa chọn có chi phí thấp – học bổng minh bạch – chất lượng cao tại châu Âu.
Ngành học nổi bật bậc Thạc sĩ bằng tiếng Anh tại Phần Lan
Phần Lan nổi tiếng với nền giáo dục định hướng ứng dụng – đổi mới – bền vững. Từ đó, nhiều ngành học bằng tiếng Anh ở bậc Thạc sĩ được thiết kế bám sát xu hướng phát triển toàn cầu, nhu cầu thị trường và lợi thế của từng vùng.