Cơ hội mới cho học sinh Việt Nam khi Phần Lan đối diện với thách thức dân số già

Nguyễn Anh Thy - học sinh 17 tuổi - lựa chọn tạm rời xa sự náo nhiệt của Sài Gòn và đến học tại thành phố Mänttä, Phần Lan. Sau khi hoàn thành cấp 3, ước mơ của em là tiếp tục theo đuổi chương trình đại học tại Phần Lan.

 

Công ty Finest Future, doanh nghiệp đang thúc đẩy hợp tác giáo dục bậc phổ thông Phần Lan với châu Á, tin rằng việc đưa học sinh nước ngoài tới Phần Lan là một giải pháp cho sự thiếu hụt học sinh ở một số trường trung học nhỏ tại đây. Khoảng gần 10 em học sinh đầu tiên từ Việt Nam đã vừa đến Phần Lan năm nay. Công ty đặt mục tiêu đưa hàng trăm học sinh tới trong thời gian tới.

Khi năm học mới bắt đầu vào tháng 8, một số trường trung học ở Phần Lan sẽ nhận học sinh mới đến từ Việt Nam và Uzbekistan. Mục tiêu của ông Peter Vesterbacka, người đồng sáng lập Finest Future, là đưa hàng trăm thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới tới các trường trung học của Phần Lan trong năm học tới. 

Bước đầu của mục tiêu đã được thực hiện: gần 10 học sinh Việt Nam đầu tiên đang làm quen dần với khí hậu mùa hè mát mẻ ở Salla, miền Bắc Phần Lan. 

Minh, 17 tuổi, đã hơi bất ngờ bởi những gì trải qua. Em đã định đi học ở Arizona, Mỹ nhưng cuối cùng, em quyết định sẽ học ở Trung học Salo trong ba năm tới.

“Em không bị thuyết phục bởi mẹ mình rằng Mỹ có lẽ là nơi an toàn hơn trong mùa dịch. Phần Lan là một lựa chọn tốt và chi phí ở đây cũng rẻ hơn. Sau khi đến đây, em thấy Phần Lan cũng hơi giống với Arizona, yên bình và được bao bọc bởi thiên nhiên.”

Anh Thy cũng từng học chung trường trung học tại Sài Gòn với Minh. Bây giờ, cô ấy đang thích nghi cuộc sống mới ở Lapland, nhưng khi năm học mới bắt đầu, cô ấy sẽ vào Trường Trung học Mänttä. Thy cũng đã nộp đơn xin học ở một số nơi khác ở Phần Lan – “một số trường thì em không được nhận và một số thì chi phí hơi đắt đỏ. Đây là nơi hoàn hảo cho em trên nhiều phương diện.“

Mặt khác, Vesterbacka và các đối tác của mình nghĩ rằng học sinh châu Á chính là những gì Phần Lan cần. Các trường trung học nhỏ sẽ có thêm học sinh và sẽ có thêm lực lượng lao động nói tiếng Phần nếu học sinh muốn ở lại lâu dài. 

Khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ

Anh Thy cho biết gia đình đã chi cho công ty Finest Future khoảng 800 euro cho việc học tiếng Phần và dịch vụ di trú.

Công ty Finest Future đã có mối liên hệ với Việt Nam, và đã được giới thiệu tới các trường học có tiếng ở Sài Gòn. Minh biết đến chương trình từ giáo viên trường của mình, về đất nước trước đây em đã không để ý đến. 

Các học sinh sẽ được học và lưu trú miễn phí như học sinh Phần Lan. Chi phí sinh sống theo Thy thì dự kiến khoảng vài trăm euro một tháng.

Các học sinh Việt Nam chia sẻ rằng du học ở nước ngoài ở bậc đại học là rất phổ biến. Ở bậc trung học thì hiếm hơn nhưng cũng không phải là không có.

Đến Phần Lan đồng nghĩa với việc học sinh phải bắt đầu từ học một ngôn ngữ mới. Các em đã học từ xa tại Việt Nam trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi sang phần Lan. Ngôn ngữ giao tiếp thông thường của tiếng Phần không giống tiếng Anh. Các em học sinh cho rằng sẽ có nhiều khó khăn bởi ngôn ngữ ngoài đời ở Phần Lan khác với ngôn ngữ được dạy trong sách. 

“Đứng từ góc độ học tập, ngôn ngữ là một thách thức lớn, nhưng mặt khác, các môn chuyên ngành của em như vật lý và các phương pháp đo lường của nó thì có chuẩn quốc tế. Em nghĩ là em có thể làm được” - Minh chia sẻ.

Anh Thy cũng hy vọng mình sẽ vượt qua khó khăn này. 

Một ví dụ của mô hình tại Salla

Các học sinh đang được học tiếng Phần Lan tại Trại hè ở Salla, nơi mà ông Peter Vesterbacka lấy mô hình mẫu. Suốt 15 năm, các học sinh nước ngoài đã học Tiếng Phần trước khi đến Phần Lan và nhập học tại trường Trung học Salla. 80% số học sinh học ở đây đã ở lại Phần Lan sau bậc Trung học. Họ hoà nhập vào với Phần Lan, tiếp tục học đại học và đi làm. “Đây là mô hình tuyệt vời cho Phần Lan” - Vesterbacka bày tỏ. 

Finest Future đã xây dựng một trang cổng thông tin nơi mà các trường trung học có thể đưa ra  các tiêu chí, điểm mạnh của họ và các lựa chọn về nơi ở lưu trú của từng thành phố. Học sinh có thể tìm chọn khối học, trường học phù hợp và hiệu trưởng sẽ là người tuyển chọn học sinh. Hiện nay, công ty đang mở rộng chương trình tới Indonesia, Malaysia và Brazil. 

Các trường trung học trả 2500 euro/ năm cho việc quảng bá trường học. Theo ông Vesterbacka, chi phí cho một học sinh học tiếng Phần và thủ tục nhập cảnh khoảng 1400 euro. Trong tương lai, công ty dự kiến sẽ dạy tiếng Phần Lan một năm trước khi học sinh đến Phần Lan.

Luật về trung học phổ thông đang đối mặt với tình hình mới

Nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động ở Phần Lan có thể gia tăng trong tương lai, giải pháp của doanh nhân Vesterbacka là một phương án trước mắt cho các trường trung học nhỏ. Vào kỳ học tới, công ty đã có thoả thuận với 7 thành phố.

Trong đó có các thành phố nhỏ như Rautjärvi, Luumäki và Rantasalmi nhưng cũng có thành phố lớn hơn Pori và Salo - nơi không có nguy cơ trường học bị đóng cửa. Juha Markus Koistinen, hiệu trưởng trường trung học Salo sẽ đón hai học sinh Việt Nam trong chương trình quốc tế của trường. 

“Luật về trung học phổ thông có tính quốc tế. Tôi rất trông đợi về sự thử nghiệm này, thật tốt nếu học sinh có thể ở lại Phần Lan.”

Salo đã tìm kiếm các gia đình sẵn sàng cho học sinh ở lại và sinh hoạt chung, và cũng đã có người nộp đơn tham gia.

Trong mùa xuân vừa qua, đã có câu hỏi về việc liệu các trường trung học có nhận được phân bổ ngân sách cho các học sinh nước nước ngoài hay không. Hiện cũng chưa có trả lời từ Bộ Giáo dục bởi hiện nay người phụ trách đang trong kỳ nghỉ. 

Jussi Saramo, trước đây là Bộ trưởng Giáo dục, đã bày tỏ công khai rằng việc cấp ngân sách trung học cho học sinh nước ngoài chưa thành chủ trương chính sách. Ông Vesterbacka cho rằng các bài báo về vấn đề này đã được các luật sư rà soát và việc nhận ngân sách đã rõ ràng. Ông Koistinen cho rằng vấn đề đang được làm rõ. Ở Trung học Salo, ngân sách chỉ cho hơn 6000 euro cho một học sinh. 

“Ngân sách không phải là vấn đề có tính quyết định. Bạn vẫn có thể được nhận vào lớp học nếu bạn đủ tiêu chuẩn, ông Koistinen cho biết.”

Pori cũng trong tình huống này. Giám đốc Sở Giáo dục Esa Kohtamaki đã diễn giải các quy định rằng Chính quyền trung ương cũng sẽ chi trả cho học sinh Việt Nam

“Chúng ta không thể nói “Không học nữa, về đi” 

Học tập ở bậc đại học luôn được chào đón

Minh sẽ có thể về thăm nhà mùa hè tới, ít nhất đó là những gì gia đình em dự kiến. Mọi suy nghĩ của cậu học sinh lúc này là ở Phần Lan và về năm học mới. Em đã hình dung được những gì đang tới.

“Sĩ số lớp ở Phần Lan nhỏ hơn và cách học cũng năng động hơn. Ở Việt Nam, chúng em cố gắng học thuộc lòng bài học. Còn ở Phần Lan, thông tin được tổng hợp và áp dụng. Em không nhận định phương pháp nào tốt hơn, nhưng em thích một phương pháp học chủ động hơn.” 

Bạn học cùng trường ở Sài Gòn, Anh Thy đã lên kế hoạch cho giai đoạn sau trung học. Em thích học về tổ chức sự kiện. 

“Em thích học ở Phần Lan nếu có thể. Nếu không học tại Phần Lan, thì em sẽ học một nơi nào đó ở châu Âu.” 

Cô học sinh này đã có một danh sách các việc cần làm trong thời gian rảnh ở Mantta-Vilppula

“Trước hết, tôi sẽ đi tắm hơi, việc mà mọi người luôn nói tới. Tiếp đến, em muốn thử môn thể thao khúc quân cầu mà ai cũng chơi ở đây” - Thy thổ lộ.

Nhóm học sinh Việt Nam đã trải qua những ngày đầu ở Phần Lan tại Salla, một thành phố được gọi tên là “Ở giữa hư không”.

“Sài Gòn rất đông người, ô tô, xe máy và rất ồn ào, tất cả những điều đó thực sự là gây stress.” Minh nói.

Nguồn: https://yle.fi/uutiset/3-12030350

Tin liên quan
CƠ HỘI SĂN HỌC BỔNG LÊN TỚI 100% TẠI TRƯỜNG THCS TÂN THỜI ĐẠI
Cơ hội “vàng” - Sẵn sàng tương lai với chương trình Học bổng cả quá trình dành cho học sinh khối 6-7-8 tại trường THCS Tân Thời Đại, tổ 12 thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Trường thể thao Kisakallio tiếp đón Đại sứ Việt Nam & Đoàn công tác Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
Ngày 11/04/2024, đoàn công tác của Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại đã có chuyến thăm quan và làm việc chặt chẽ với Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan tại trường thể thao Kisakallio, Phần Lan. Chuyến thăm đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hợp tác giữa hai hệ thống về lĩnh vực giáo dục thể chất.
Khám phá 7 lý do cha mẹ chọn trường THCS Tân Thời Đại cho con
Trường THCS Tân Thời Đại không chỉ xây dựng chương trình học tập độc đáo và khác biệt với cam kết đầu ra rõ ràng, mà còn chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và định hướng nghề sớm cho học sinh.
GD Tân Thời Đại & Trường Kisakallio Phần Lan phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học
Ngày 30/3/2024, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan, Ban lãnh đạo - Ban cố vấn và Đại diện của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tại Phần Lan cùng Giám đốc Chiến lược Toàn cầu Kisakallio đã tiến hành lễ ký kết hợp tác phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học.
BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 3
Tháng 3/2024 đã qua, kính mời Quý phụ huynh điểm tin tháng 3/2024 những hoạt động nổi bật tại hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
(Vietnamnet) Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời Đại
Đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ về những thành tựu và nỗ lực trong việc áp dụng và phát triển mô hình giáo dục Phần Lan tại trường trong buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan và phái đoàn đến thăm.