GIÁO DỤC SỚM VÀ GIÁO DỤC SỚM TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON SAU NĂM 2020

Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục sớm và triết lý giáo dục: “Mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống”, Tân Thời Đại xác định giáo dục 10 năm đầu đời là 10 năm quan trọng nhất, tạo nền tảng tri thức, cảm xúc và kỹ năng xã hội để trẻ tự tin, chủ động phát triển năng lực bản thân trong suốt cuộc đời, theo cách mà trẻ thích để thành công, hạnh phúc.

Tại Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại, giáo dục sớm được triển khai ngay từ bậc học Mầm non với đội ngũ chuyên gia cố vấn hàng đầu trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc tổ chức các hội thảo tư vấn giáo dục sớm cho cha mẹ trẻ, trong khi hầu hết các hệ thống ngoài công lập lựa chọn đón trẻ từ 18 hoặc 24 tháng tuổi – khi trẻ đã khá thành thạo các kỹ năng vận động, giao tiếp, Tân Thời Đại thực hiện đón trẻ từ 12 tháng tuổi. Với sự cố vấn của TS. Chu Thị Hồng Nhung – Trưởng phòng Phát triển Chương trình GDMN của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Tân Thời Đại xây dựng Chương trình riêng cho trẻ 12 - 18 tháng tuổi với hơn 200 hoạt động, bao quát các lĩnh vực và mức độ phát triển của trẻ.
Với quan điểm đồng hành từ nhận thức đến hành động, Tân Thời Đại mở chuyên mục GIÁO DỤC SỚM. Tại đây, Tân Thời Đại và các chuyên gia sẽ chia sẻ và cập nhật các kiến thức về giáo dục sớm để Quý Phụ huynh cùng tham khảo.

GIÁO DỤC SỚM VÀ GIÁO DỤC SỚM TRONG CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC MẦM NON SAU NĂM 2020

Bùi Thị Kim Tuyến

Chuyên gia Giáo dục sớm & Giáo dục Mầm non

1. Quan niệm về giáo dục sớm (GDS)

1.1. Giáo dục sớm

Là quá trình giáo dục được tiến hành trong giai đoạn tốt nhất - "giai đoạn vàng, cửa sổ của cơ hội" [1]. Tất cả trẻ nhỏ đều đang học trước khi chúng được sinh ra. Bên trong bộ não của trẻ sẵn có một nền tảng đã được xây dựng để phát triển các mặt thể chất, tình cảm và xã hội, nhận thức và ngôn ngữ. Chăm sóc tốt cho người mẹ khi mang thai và trẻ nhỏ là rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của não bộ.

1.2. Giáo dục sớm

Là bước đột phá của khoa học giáo dục. GDS tác động, dẫn dắt, bồi dưỡng và phát triển tiềm năng thể lực, trí tuệ, hình thành tính cách và phẩm chất tốt đẹp cho trẻ trong thời kỳ 0 tuổi (thai nhi) đến sáu tuổi. Những gì người lớn làm cho trẻ trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho việc học tập và phát triển vượt trội của trẻ sau này. Sứ mệnh của giáo dục sớm là người chăm sóc trẻ biết phải làm gì, mong đợi gì ở trẻ để kích hoạt tối đa tiềm năng não bộ của con người trong giai đoạn phát triển nhanh nhất này của cuộc đời để đào tạo ra những công dân có thể lực tốt, trí tuệ vượt trội, có tính cách, phẩm chất đạo đức và các kỹ năng sống phù hợp góp phần nâng cao tiềm lực con người Việt Nam.

1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục sớm

1.3.1. Những phát hiện mới nhất về sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ:

Nghiên cứu giáo dục sớm chỉ ra rằng: Chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên não bộ vô cùng to lớn bởi mới chỉ khai thác được từ 3 đến 10% khả năng kỳ diệu của não bộ. Tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần, nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng có được của con người được phát huy càng ít. Nếu trẻ được giáo dục từ sớm trong thời kỳ vàng từ 0 (thai nhi) đến 6 tuổi, đặc biệt từ 0 đến 3 tuổi thì sự phát triển về não bộ sẽ có khả năng được kích hoạt tối đa do được phát triển đồng thời cả hai bán cầu não trái và não phải. Thiếu sự kích thích hoặc kích thích tiêu cực có thể làm cho sự tăng trưởng và phát triển không thể xảy ra được hoặc rất khó khăn.

1.3.2. Các nghiên cứu về não và giáo dục não phải

Trước đây người ta cho rằng não phải và não trái hoạt động theo cùng một nguyên lí giống nhau. Thực tế lại không phải như vậy, những khả năng chưa được khai phá của con người đều nằm ở não phải. Ngay trong bụng mẹ, não phải của con người đã được hình thành trước, sau đó não trái mới hình thành.Trong ba năm đầu đời, não trái chưa bắt đầu hoạt động tốt và não phải đóng vai trò là não chủ đạo. Từ ba đến sáu tuổi, vị trí chủ đạo của não phải dần chuyển sang não trái. Từ 6 đến 8 tuổi là thời kỳ phát triển của não trái. Não trái bắt đầu đóng vai trò chủ đạo và nó sẽ khống chế sự hoạt động của não phải. Đó là lí do tại sao cần tận dụng kích hoạt não phải trong giai đoạn trước 3 tuổi khi não phải vẫn đóng vai trò chủ đạo. Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não. Trong đó:

Từ 0-2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải. Đây là giai đoạn thần đồng.

Từ 3-4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái

Từ 6-8 tuổi là thời kỳ của não trái

1.3.4. Học thuyết Trí thông minh đa diện - MI

Năm 1983, trong công trình Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences (tạm dịch: Cơ cấu trí não: Thuyết Trí thông minh đa diện), nhà tâm lý học Howard Gardner của Trường Harvard đã đề xuất ra thuyết Trí thông minh đa diện, đồng thời phân loại trí thông minh con người ra thành 8 loại trí thông minh.

Theo ông, năng lực trí tuệ thiên bẩm của mỗi con người vốn đã bao gồm các loại trí thông minh, chúng phối hợp cùng nhau để nâng cao “tổng lực” sức mạnh trí não lẫn sức mạnh thể chất của mỗi cá nhân.

Theo đó, Thomas Armstrong cùng nhiều tác giả khác đã nỗ lực nghiên cứu để đưa ra các phương pháp ứng dụng thuyết Trí thông minh đa diện vào việc giáo dục ở nhà trường, cũng như hướng dẫn cha mẹ cách hỗ trợ trẻ phát huy hết tiềm năng trí não mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi trẻ.

2. Giáo dục sớm cho trẻ em những năm đầu đời

2.1. Giáo dục sớm cho trẻ em những năm đầu đời trong xã hội hiện đại

Áp dụng thành quả công trình nghiên cứu về bộ não của con người: từ khi còn trong bào thai đã có thể tiếp nhận nền văn minh nhân loại và phát triển tiềm năng của con người một cách tự nhiên qua tác động của giáo dục sớm về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, âm nhạc, hội họa, toán học...

- Những năm 80 thế kỷ XX, Trung tâm Phát triển Trẻ em - Liên hiệp quốc đã nghiên cứu các giai đoạn phát triển sớm tốt nhất ở trẻ em và khởi xướng sự nghiệp Giáo dục sớm ngay từ 0 tuổi (từ thai nhi).

- Năm 1972, Mỹ thành lập “Cục Giáo dục Thiên tài Nhi đồng” thuộc Bộ Giáo dục Liên bang và xuất hiện “Chương trình Giáo dục 0 tuổi”. Trường Đại học Havard nghiên cứu “Công trình 0 điểm”.

- Năm 1974, Anh thành lập “Hiệp hội Thiên tài Nhi đồng Quốc gia” và đặt phân hội tại 34 địa phương trên toàn lãnh thổ.

- Liên Xô cũ coi trọng việc bồi dưỡng cho những trẻ có tố chất đặc biệt và quy định rằng: Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên phải được giáo dục trí tuệ theo từng bước và kế hoạch đề ra.

- Các quốc gia như Đức, Pháp, Ấn Độ và hơn 40 nước khác cũng triển khai những dự án, kếhoạch giáo dục sớm cho trẻ.

- Tại châu Á, Nhật Bản sáng lập “Trường học anh tài’’ chiêu sinh và đào tạo nhi đồng có khả năngphi thường; thành lập “Hiệp hội khám phá tiềm năng nhi đồng” với “Kế hoạch 0 tuổi”.

- Hàn Quốc, dịch vụ giáo dục cho trẻ nhỏ tại gia đình đang được các bậc cha mẹ đầu tư mạnh mẽ;và hiện nay đang xuất hiện các module đi sâu vào từng lĩnh vực giáo dục sớm như toán, ngôn ngữ, hộihọa, âm nhạc.. và cho ra hàng loạt các sản phẩm thành công nghệ giáo dục có bản quyền và đã gianhập vào thị trường giáo dục ở Việt Nam.

Tại Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã nhanh chóng áp dụng các nghiêncứu về não, áp dụng chương trình giáo dục não phải vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của tất cả các lứa tuổi, và để bổ sung và tăng cường hiệu quả củacác chương trình giáo dục mà hầu hết trẻ em đã có thể được tham gia. Họ mở rộng dần dịch vụ đến các thịtrường nước ngoài với tên gọi “Cuộc cách mạng não bộ - Brain Revolution”.

Từ những kết quả nghiên cứu về bộ não kì diệu của trẻ sơ sinh và lứa tuổi mầm non, trên thếgiới đã xuất hiện những nghiên cứu áp dụng các phát hiện mới về bộ não để phát minh ra những côngnghệ giáo dục nhằm kích hoạt tiềm năng của não bộ từ những năm đầu tiên của cuộc đời. Đã có nhữngcông trình nghiên cứu nổi tiếng về giáo dục đào tạo trẻ thông minh sớm, về giáo dục não phải, bồi dưỡngnhân tài cho đất nước; trong đó phải kể đến những người đi tiên phong trong cuộc cách mạng giáo dụcsớm với những tên tuổi nổi tiếng xuất thân từ các nước Mỹ, Nhật Bản, và Trung Quốc.

2.2. Giáo dục sớm tại Việt Nam

Cả nước đến nay mới chỉ có một vài tổ chức phi chính phủ và một số trường mầm non tư thục đãquan tâm đến giáo dục sớm với việc nghiên cứu thực hành chương trình giáo dục sớm dựa trên Phươngán 0 tuổi của GS. Phùng Đức Toàn (Trung Quốc); các phương pháp giáo dục của Shichida Makoto (Nhật Bản); của Robert C. Titzer, Rudolf Steiner, Glenn Doman (Hoa Kỳ); Reggio Emilia (Italia); …, bướcđầu đã đạt được một số kết quả khích lệ trên trẻ từ 0 đến 3 tuổi. Một số gia đình và chị em phụ nữ mangthai đã quan tâm tìm hiểu về thai giáo và giáo dục sớm ở gia đình với sự tiếp cận của tài liệu nướcngoài. Tuy nhiên mô hình giáo dục sớm ở nước ta chưa được định hình rõ nét và chưa được tổ chức bàibản, qui mô trên cơ sở khoa học. Phần lớn trẻ nhỏ chưa được tiếp cận với giáo dục sớm.

Từ năm 2011, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã thành lập Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) để triển khai nghiên cứu các phương pháp giáo dục sớm và thí điểm xây dựng các mô hình giáo dục sớm linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm góp phần khai mở tiềm năng thể lực và trí lực của trẻ em trong độ tuổi mầm non.

3. Giáo dục sớm với chương trình giáo dục mầm non sau 2020

3.1. Mục tiêu

Mục tiêu cần thể hiện được: Phát triển tiềm năng to lớn bẩm sinh của trẻ từ sơ sinh, thúc đẩy phát triển một cách toàn diện, đầy đủ, có cá tính, có sở trường, nâng cao những tố chất cơ bản để trẻ trở thành những em bé khỏe mạnh, có trí tuệ, tính cách hài hòa.

3.2. Nguyên tắc giáo dục

Các nguyên tắc giáo dục cần bổ sung:

3.2.1. Bắt đầu từ 0 tuổi: Giáo dục cần tận dụng được các “giai đoạn nhạy cảm” trong “thời kì vàng”.

3.2.2. Tuân theo quy luật phát triển tự nhiên của não bộ: Biết nắm bắt thời cơ quan trọng đối với sựphát triển của não bộ, tạo cho trẻ môi trường, điều kiện để phát triển trí lực, chú ý kích thích, gợi mở và khaiphá những tiềm năng trong trẻ.

3.2.3. Kích thích cảm hứng: Cảm hứng là nội lực thúc đẩy đầu tiên khiến trẻ chủ động học tập, đượccoi là "người thầy tốt nhất" đối với việc học tập của trẻ. Trẻ sẽ từ chối mọi sự giáo dục nếu chúng ta khôngkhơi dậy được sự hứng thú của trẻ. Trẻ sẽ đóng chặt cánh cửa chú ý, không ghi nhớ, và dừng tư duytưởng tượng nếu làm cho chúng thấy chán ghét. Ngược lại nếu làm cho trẻ cảm thấy thú vị, mới mẻ, kíchthích trí tò mò, trẻ sẽ lĩnh hội mọi thứ không phân biệt khó hay dễ. Tóm lại, làm đúng nguyên tắc này thì trẻ sẽ không cần phải "khổ học" mà vẫn có thể làm được những điều phi thường.

3.2.4. Giáo dục theo trình độ, theo cá nhân: Căn cứ vào đặc điểm cá tính của trẻ để có những biệnpháp giáo dục khác nhau, tránh áp đặt, đồng loạt.

3.3. Phương châm giáo dục

Phương châm giáo dục cần được chú trọng:

3.3.1. Dạy trong cuộc sống, học trong trò chơi: Việc giáo dục sớm cần được tiến hành thông qua cáctrải nghiệm bằng các giác quan có hệ thống, có mục đích trong các hoạt động hằng ngày và theo cách thứctích cực, vui vẻ, hứng thú nhất.

3.3.2. Người dạy có ý thức và người học không ý thức: Người dạy luôn thay đổi cách tiếp cận và hướngdẫn trẻ để mỗi một hoạt động đều là niềm vui thích đối với trẻ.

3.3.3. Biến khó thành dễ: Sự vật càng khó thì càng phải học từ sớm, ta nên cho trẻ tiếp xúc trướcnhững sự vật đó để chúng có được ấn tượng ban đầu và đem lòng yêu thích chúng, ví dụ học bơi, họcngoại ngữ.

3.3.4. Coi trọng giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường: Giữa trường mầm non và gia đình cần cósự phối hợp để có được một môi trường giáo dục nhất quán cho trẻ.

3.3.5. Học bằng chơi, chơi mà học: Trẻ học mà không biết mình đang học. Với trẻ, được học tập là niềm vui sướng.

3.3.6. Yêu thương đúng cách: Giáo dục ở trường mầm non không được "chăm sóc hóa", "tiểu họchóa", "vui chơi đơn thuần".

3.3.7. Dân chủ bình đẳng, khoan dung và nghiêm khắc: Thường xuyên cổ vũ, khen ngợi, bày tỏ sự tin tưởng và đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc; không nên trách mắng, kể tội trẻ một cách tiêu cực, cần luôn tìm cách giúp trẻ có cảm giác mình là một đứa trẻ tốt.

4. Nội dung giáo dục

Giáo dục mầm non chú trọng các mặt sau:

Có phẩm chất và tính cách tốt đẹp (bao gồm các tố chất thông minh về sức khỏe, trí tuệ, cảm xúc… và những phẩm chất ưu tú).

Phát triển đồng bộ ngôn ngữ thính giác và ngôn ngữ thị giác(nghe, nói, cảm thụ văn học, đọc, viết và giao tiếp) .

Cho trẻ sớm tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua cuộc sống và các trò chơi nhằm kích hoạt sự phát triển vùng ngôn ngữ của não bộ.

Ham hiểu biết và có hứng thú với nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Có sự nhạy cảm, sáng tạo với nghệ thuật. Phát huy những tiềm năng về toán học, khoa học. Tạo hứng thú và khả năng tính toán bằng tay, bằng sử dụng bàn tính, robot cùng các thao tác máy tính nhằm phát triển năng lực hai bán cầu đại não trái và phải.

Yêu lao động, yêu thiên nhiên và môi trường sống xung quanh và biết chia sẻ hành tinh.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật giáo dục; Nhà xuất bản chính trị quốc gia (có sửa đổi, bổ sung) 2009;
[2]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020. Theo Quyết định 711/2012/ QĐ- TTg;
[3]. Nguyễn Võ Kỳ Anh (chủ biên): Thuyết trí thông minh đa diện và khám phá cách dạy trẻ kiểu mới (bộ 5 cuốn). Viện IPD. NXB Tổng hợp TPHCM, 2015.
[4]. Glenn Doman Institutes for the Achievement of Human Potential. http://www.iahp.org/Research.216.0.html
[5]. Phùng Đức Toàn: Phương án 0 tuổi - Chiếc nôi ươm hạt giống tài năng (dành cho trẻ từ 0-6 tuổi). Thái Hà Books, NXB Lao động-Xã hội, 2010 (sách dịch, tái bản lần 1).
[6]. The Shichida Method, www.shichidamethod.com
[7]. Shore, R. (1997): Rethinking the Brain: New Insights into Early Development (Tư duy lại về bộ não-hiểu biết mới về sự phát triển sớm). New York, NY: Families and Work Institute, pp. 16-17
[8]. Stone, Sandra J: "Brain research and implications for early childhood education" (Nghiên cứu não và ứng dụng trong GDMN). Childhood Education. FindArticles.com. 09 Aug, 2011.
[9]. http://sucmanhvothuc.org/?p=588: Sức mạnh vô thức
[10]. http://en.wikipedia.org/wiki/Theory_of_multiple_intelligences: Học thuyết về trí thông minh đa dạng
[11]. http://www.brillbaby.com/early-learning/experts/timothy-kailing-1.php
[12]. http://developingchild.harvard.edu
[13]. http://gdtd.vn/channel/2741/2009/09/1904741/
[14]. http://www.ecs.org/ecs/ecsweb.nsf/ Brain Research and Education
 
Tin liên quan
Trường thể thao Kisakallio tiếp đón Đại sứ Việt Nam & Đoàn công tác Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
Ngày 11/04/2024, đoàn công tác của Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại đã có chuyến thăm quan và làm việc chặt chẽ với Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan tại trường thể thao Kisakallio, Phần Lan. Chuyến thăm đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hợp tác giữa hai hệ thống về lĩnh vực giáo dục thể chất.
Khám phá 7 lý do cha mẹ chọn trường THCS Tân Thời Đại cho con
Trường THCS Tân Thời Đại không chỉ xây dựng chương trình học tập độc đáo và khác biệt với cam kết đầu ra rõ ràng, mà còn chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và định hướng nghề sớm cho học sinh.
GD Tân Thời Đại & Trường Kisakallio Phần Lan phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học
Ngày 30/3/2024, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan, Ban lãnh đạo - Ban cố vấn và Đại diện của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tại Phần Lan cùng Giám đốc Chiến lược Toàn cầu Kisakallio đã tiến hành lễ ký kết hợp tác phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học.
BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 3
Tháng 3/2024 đã qua, kính mời Quý phụ huynh điểm tin tháng 3/2024 những hoạt động nổi bật tại hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
(Vietnamnet) Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời Đại
Đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ về những thành tựu và nỗ lực trong việc áp dụng và phát triển mô hình giáo dục Phần Lan tại trường trong buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan và phái đoàn đến thăm.
ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI PHẦN LAN TIẾP ĐÓN ĐOÀN TÂN THỜI ĐẠI VÀ CÁC CHUYÊN GIA
Ngày 30/3/2024, nằm trong lịch trình của chuyến công tác tại Phần Lan , lãnh đạo , các cố vấn, chuyên gia và hơn 30 du học sinh (DHS) Phần Lan của hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã có buổi gặp mặt giao lưu trong không khí trang nghiêm nhưng cũng