Con chuẩn bị vào lớp 1, những điều cha mẹ cần lưu ý

GDVN- Trẻ khi chuyển tiếp từ bậc Mầm non sang Tiểu học, một sự thay đổi lớn sẽ đến với các con từ chương trình học, các mối quan hệ, giờ giấc học tập… nên trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tiền tiểu học và những băn khoăn của cha mẹ

Cha mẹ có biết rằng, một trong những bước ngoặt quan trọng nhất của trẻ nhỏ là vào lớp 1. Giai đoạn này ảnh hưởng nhiều đến ham muốn học tập, tiếp thu kiến thức cũng như việc thiết lập các mối quan hệ với thầy cô và bạn bè trong tương lai. Ở giai đoạn này, trẻ đối diện với nhiều thay đổi lớn như: Thay đổi môi trường học tậpThay đổi cách dạy của cô giáoThay đổi về xã hội xung quanhThay đổi thói quen sinh hoạtThay đổi vị thế và những mối quan hệ trong nhà trường.

Bên cạnh những khó khăn của con, mỗi cha mẹ cũng không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở với những câu hỏi quen thuộc: “Làm thế nào để con thích nghi với môi trường mới? Có cần cho con học chữ, tập viết trước hay không?

Trong những năm gần đây, khi các con chuẩn bị tốt nghiệp ở bậc học Mầm non, nhiều cha mẹ lo lắng sợ con không bắt kịp với các bạn khi bước vào lớp 1 nên đã tìm gia sư hoặc các lớp phụ đạo để dạy trước cho con cách đánh vần, tập viết, làm toán hay nói đúng hơn là học trước chương trình của lớp 1. Cũng có nhiều cha mẹ tư duy ngược lại, ở tuổi này con vẫn đang “chơi là chính”, và hãy để con phát triển tự nhiên theo lứa tuổi. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp và tốt nhất cho con?.

Trang bị cho con cảm xúc, tâm sinh lý và kỹ năng sống cần thiết

Trong một diễn đàn trực tuyến, TS. Olli Kamunen - Chuyên gia về giáo dục sớm (Phần Lan), Giám đốc chuyên môn hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã chia sẻ những điều cha mẹ cần lưu ý nhất trong giai đoạn Tiền tiểu học của con, đó là cảm xúc và yếu tố tâm lý.

Nếu ngay từ lần đầu tiên đi học, trẻ đã được chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng, giáo viên, phụ huynh tạo được cho bé tâm lý hứng thú, hào hứng thì bé sẽ có suy nghĩ rằng đi học rất thú vị và sẽ có nhìn nhận tốt về việc đi học. Và ngược lại, nếu bé không được chuẩn bị, ngay giai đoạn chuyển tiếp bé bị “ném thẳng” vào lớp 1, các con sẽ rất dễ bị sốc, sợ hãi, áp lực khi đi học.

Trẻ cần được trang bị cảm xúc, tâm sinh lý và kỹ năng sống cần thiết.

Để tạo tâm lý thoải mái cho con, cha mẹ có thế cho con làm quen dần với mô hình lớp 1 từ trước như cho con tham quan trường tiểu học, làm quen với cách tương tác của giáo viên tiểu học, kể cho con nghe về những việc con sẽ làm khi vào bậc học này như sẽ dậy sớm hơn, cô giáo có thể sẽ giao bài tập, giờ chơi của con sẽ ít lại…

Đặc biệt, cha mẹ không nên dọa, hoặc kể về việc học lớp 1 với những điều nặng nề, trách nhiệm vì điều này sẽ khiến con sợ hãi.

Ngoài ra, cha mẹ cần dạy con kỹ năng nói ra cảm xúc của mình. Đó là dạy con cách gọi tên, nhận biết những cảm xúc của mình và nhìn nhận cảm xúc của người khác bằng con mắt cảm thông, bao dung để giúp trẻ vừa làm chủ được cảm xúc, vừa đồng cảm với người khác.

Con cần được chuẩn bị về nhận thức, tư duy và khả năng vận động

Ở giai đoạn tiền tiểu học, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với những kiến thức nền tảng; giúp con dễ tiếp cận với các hoạt động học tập ở tiểu học. Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, kiến thức về khoa học là những bộ môn mà bé nên được làm quen sớm với những bài học đơn giản nhất. Chẳng hạn bạn giúp bé nhận viết và gọi tên các hình khối trong toán học; ghép tranh ghép hình, gọi tên các ngày trong tuần, sắp sếp đồ vật theo nhóm quy tắc 3-4 đối tượng…

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp bé nhận thức và tư duy. Từ việc nhận biết các bữa ăn trong ngày; chọn trang phục phù hợp với thời tiết đến nhận biết công dụng của các vật dụng trong gia đình và đồ dùng học tập mà con sẽ thường xuyên sử dụng khi vào lớp 1, so sánh sự giống và khác nhau của đồ dùng…

Những hoạt động nhận thức này sẽ kích thích bé phát triển tư duy; thông minh hơn khi bước vào tiểu học. Trẻ cũng cần được phát triển về tư duy ngôn ngữ, tư khoa logic với Toán và Khoa học để sẵn sàng cho các chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học.

Vận động là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng; bé nên được phát triển toàn diện về vận động gồm vận động thô và vận động tinh. Một số gợi ý về các bài tập vận động thô giai đoạn tiền tiểu học cho bé gồm nhảy lò cò, bật nhảy liên tục; vận động toàn thân… Bài tập vận động tinh gồm tô vẽ hình, ghép hình, gấp giấy, lắp ráp, tô theo nét lượn…

Vận động là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển tốt về thể lực.

Chìa khóa cho cha mẹ

Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại được thành lập vào tháng 1/2018, là kết quả sau hơn 10 năm nghiên cứu, lựa chọn; 3 năm trải nghiệm thực tế áp dụng phương pháp Giáo dục Phần Lan tại Hà Nội với bậc Mầm non và Tiểu học.

Khẳng định quan điểm: “mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống”, bà Phạm Thị Lam – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ: “Với quan điểm đề cao giáo dục sớm, chúng tôi xác định giáo dục 10 năm đầu đời là 10 năm quan trọng nhất, tạo nền tảng tri thức, cảm xúc và kĩ năng xã hội để trẻ tự tin, chủ động phát triển năng lực bản thân.

Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại cam kết mang đến cho người học một chương trình giáo dục hiện đại, độc đáo với bộ phương pháp giáo dục tiên tiến nhất, xuyên suốt từ cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở tới Trung học phổ thông”.

Với mong muốn chia sẻ những kiến thức chuyên môn hữu ích nhằm giải đáp thấu đáo, cặn kẽ những vấn đề xoay quanh giai đoạn Tiền tiểu học – giai đoạn quan trọng nhất trong 10 năm đầu đời của con, để mỗi cha mẹ thấu hiểu con, dễ dàng đồng hành cùng con, tạo tâm thế và tư thế sẵn sàng bước vào lớp Một cho trẻ, hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tổ chức tọa đàm trực tuyến: Phương pháp Giáo dục Phần lan - Giúp trẻ tự tin, sẵn sàng bước vào lớp 1.

Chương trình được phát trực tuyến lúc 20h00, Chủ nhật, ngày 27/6/2021. Form đăng ký tại http://t.ly/4dAm

Cha mẹ điền form và theo dõi tọa đàm, khi ghi danh cho học sinh 2015 sẽ được: Miễn phí ghi danh; Miễn 50% phí cơ sở vật chất năm học 2021-2022 cho học sinh 2015; Tặng khoá học Tiền Tiểu học online

Chia sẻ tại buổi tọa đàm gồm: TS. Olli Kamunen - Chuyên gia đào tạo phương pháp Giáo dục Phần Lan, giáo dục sớm - GĐ chuyên môn Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại; ThS. Đào Thị Thu Thảo - Phó Tổng Giám đốc điều hành; Nhà giáo Nguyễn Thị Thủy - Cố vấn chuyên môn trường Tiểu học Tân Thời Đại; Cô Hoàng Thùy Hương - Giáo viên trường Tiểu học Tân Thời Đại cùng phụ huynh học sinh.

Kính mời cha mẹ cùng theo đõi!

Chi tiết liên hệ: HỆ THỐNG GIÁO DỤC TÂN THỜI ĐẠI

Hotline: 089 809 5599 - Website: tanthoidai.edu.vn

Tin liên quan
Trường thể thao Kisakallio tiếp đón Đại sứ Việt Nam & Đoàn công tác Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
Ngày 11/04/2024, đoàn công tác của Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại đã có chuyến thăm quan và làm việc chặt chẽ với Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan tại trường thể thao Kisakallio, Phần Lan. Chuyến thăm đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hợp tác giữa hai hệ thống về lĩnh vực giáo dục thể chất.
Khám phá 7 lý do cha mẹ chọn trường THCS Tân Thời Đại cho con
Trường THCS Tân Thời Đại không chỉ xây dựng chương trình học tập độc đáo và khác biệt với cam kết đầu ra rõ ràng, mà còn chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và định hướng nghề sớm cho học sinh.
GD Tân Thời Đại & Trường Kisakallio Phần Lan phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học
Ngày 30/3/2024, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan, Ban lãnh đạo - Ban cố vấn và Đại diện của Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại tại Phần Lan cùng Giám đốc Chiến lược Toàn cầu Kisakallio đã tiến hành lễ ký kết hợp tác phát triển chương trình thể chất cho học sinh Trung học.
BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 3
Tháng 3/2024 đã qua, kính mời Quý phụ huynh điểm tin tháng 3/2024 những hoạt động nổi bật tại hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại
(Vietnamnet) Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời Đại
Đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại chia sẻ về những thành tựu và nỗ lực trong việc áp dụng và phát triển mô hình giáo dục Phần Lan tại trường trong buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan và phái đoàn đến thăm.
ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI PHẦN LAN TIẾP ĐÓN ĐOÀN TÂN THỜI ĐẠI VÀ CÁC CHUYÊN GIA
Ngày 30/3/2024, nằm trong lịch trình của chuyến công tác tại Phần Lan , lãnh đạo , các cố vấn, chuyên gia và hơn 30 du học sinh (DHS) Phần Lan của hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã có buổi gặp mặt giao lưu trong không khí trang nghiêm nhưng cũng